Tổng hợp GPU tốt nhất cho đồ họa 3D
Chúng ta đều biết AMD và NVIDIA là hai hãng sản xuất card đồ họa lớn nhất thế giới. Nhưng giữa vô vàn lựa chọn các mẫu và series khác nhau, đâu là lựa chọn phù hợp dành cho bạn? Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn và cân nhắc một GPU mới để đầu tư nâng cấp dàn PC của mình, bài viết hôm nay chính là dành cho bạn. Nối tiếp blog của mình, bài viết này iRender sẽ review 14 dòng card đang bán chạy nhất từ cả AMD và NVIDIA, giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất đáp ứng tối ưu những yêu cầu công việc và ngân sách của bạn.
7 card đồ họa AMD Radeon tốt nhất
Dòng Radeon của AMD được biết đến như một bộ xử lý đồ họa mạnh mẽ với mức giá phải chăng, là một trong những sự lựa chọn tốt nhất phân khúc GPU tầm trung. Chúng đem lại cho người dùng trải nghiệm chơi game và thiết kế vô cùng mượt mà. Nếu bạn đang tìm kiếm một card đồ họa đáng tin cậy, mang lại sức mạnh và độ chính xác cao khi xử lý hậu kỳ, đi kèm một mức giá vừa ngân sách, Radeon sẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn.
Lưu ý: Tất cả giá GPU bên dưới đều được ghi lại tại thời điểm đăng bài viết.
GPU |
GPU Chip | GPU Bus | VRAM | GPU Clock | Memory Clock | Shaders / TMUs / ROPs |
Giá |
Radeon VII | Vega 20 | PCIe 3.0 x16 | 16 GB, HBM2, 4,096 bit | 1,400 MHz | 1,000 MHz | 3,840 / 240 / 64 | $649.99 |
Radeon RX 5700 XT | Navi 10 | PCIe 4.0 x16 | 8 GB, GDDR6, 256 bit | 1,605 MHz | 1,750 MHz | 2,560 / 160 / 64 | $379.99 |
Radeon RX 5700 | Navi 10 | PCIe 4.0 x16 | 8 GB, GDDR6, 256 bit | 1,465 MHz | 1,750 MHz | 2,304 / 144 / 64 | $329.99 |
Radeon RX 5600 XT | Navi 10 | PCIe 4.0 x16 | 6 GB, GDDR6, 192 bit | 1,130 MHz | 1,500 MHz | 2,304 / 144 / 64 | $289.99 |
Radeon RX 590 | Polaris 30 | PCIe 3.0 x16 | 8 GB, GDDR5, 256 bit | 1,469 MHz | 2,000 MHz | 2,304 / 144 / 32 | $199.99 |
Radeon RX 580 | Polaris 20 | PCIe 3.0 x16 | 8 GB, GDDR5, 256 bit | 1,257 MHz | 2,000 MHz | 2,304 / 144 / 32 | $232.00 |
Radeon RX 570 | Polaris 20 | PCIe 3.0 x16 | 4 GB, GDDR5, 256 bit | 1,168 MHz | 1,750 MHz | 2,048 / 128 / 32 | $295.00 |
7 card đồ họa NVIDIA GeForce tốt nhất
Các dòng GPU của NVIDIA được coi là hàng đầu cả về hiệu năng và hiệu suất mà chúng đem lại. Với bộ xử lý của NVIDIA, bạn có thể chơi game và thiết kế một cách vô cùng dễ dàng. Đây thật sự là những card đồ hoạ tốt nhất mà bạn có thể mua được trên thị trường hiện nay. Mặc dù các loại card dành cho máy trạm của NVIDIA như dòng Titan và Quadro vượt trội hơn rất nhiều so với dòng GeForce, chúng lại thường được dành cho các quy trình và ứng dụng phức tạp hơn như AI, khoa học máy tính và thu thập dữ liệu.
Lưu ý: Do hai sản phẩm RTX 3080 và 3090 hiện đã cháy hàng sẵn trên website nên chúng tôi sẽ tạm không so sánh hai siêu phẩm này trong bài viết ngày hôm nay. Bạn có thể tham khảo bài review về loại card này trong blog của chúng tôi tại đây.
Tất cả giá GPU bên dưới đều được ghi lại tại thời điểm đăng bài viết.
GPU | GPU Chip | GPU Bus | VRAM | GPU Clock | Memory Clock | Shaders / TMUs / ROPs | Giá |
RTX 2080Ti | TU102 | PCIe 3.0 x16 | 11 GB, GDDR6, 352 bit | 1,350 MHz | 1,750 MHz | 4,352 / 272 / 88 | $1,198.00 |
RTX 2080 Super | TU104 | PCIe 3.0 x16 | 8 GB, GDDR6, 256 bit | 1,650 MHz | 1,937 MHz | 3,072 / 192 / 64 | $719.99 |
RTX 2080 | TU104 | PCIe 3.0 x16 | 8 GB, GDDR6, 256 bit | 1,515 MHz | 1,750 MHz | 2,944 / 184 / 64 | $709.99 |
RTX 2070 Super | TU104 | PCIe 3.0 x16 | 8 GB, GDDR6, 256 bit | 1,605 MHz | 1,750 MHz | 2,560 / 160 / 64 | $614.99 |
RTX 2070 | TU106 | PCIe 3.0 x16 | 8 GB, GDDR6, 256 bit | 1,410 MHz | 1,750 MHz | 2,304 / 144 / 64 | $659.09 |
GTX 1660 Super | TU116 | PCIe 3.0 x16 | 6 GB, GDDR6, 192 bit | 1,530 MHz | 1,750 MHz | 1,408 / 88 / 48 | $229.99 |
GTX 1650 Super | TU116 | PCIe 3.0 x16 | 6 GB, GDDR6, 192 bit | 1,530 MHz | 1,500 MHz | 1,280 / 80 / 32 | $159.9 |
So sánh các thông số kỹ thuật của GPU
Đối với các nhà thiết kế mô hình 3D, bộ xử lý đồ họa (GPU) là phần cứng quan trọng nhất trong hệ thống máy trạm. GPU càng mạnh thì càng thực hiện các tác vụ phức tạp dễ dàng và nhanh chóng, đặc biệt là các phần mềm thiết kế ngày nay luôn yêu cầu các tác vụ phải tăng tốc đồ họa. Để có thể so sánh một cách hiệu quả những GPU trên thị trường bao gồm cả AMD và NVIDIA, bạn phải hiểu được một số thông số quan trọng sau
- .GPU gaming và GPU máy trạm
Khi bạn đang đắn đo tìm kiếm một card đồ họa mới, hãy nhớ rằng chúng được chia thành 2 nhóm với mục đích riêng biệt.
Card đồ họa hướng đến người tiêu dùng | Được thiết kế để chơi game và sáng tạo nội dung (chỉnh sửa video, thiết kế) |
Các cạc đồ họa chuyên dụng (GPU máy trạm) | Được thiết kế cho các ứng dụng phức tạp và chuyên sâu hơn về bộ xử lý (khoa học máy tính, AI, Deep Learning) |
Ví dụ, NVIDIA sản xuất card đồ họa cho cả hai mục đích sử dụng trên. Dòng GeForce là loại card hướng đến người tiêu dùng có mục đích dùng để chơi game, thiết kế và sáng tạo nội dung, trong khi dòng Titan và Quadro là các card đồ họa chuyên dụng hướng đến xử lý render, AI, Deep Learning và khoa học máy tính. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai dòng này là hiệu suất tối ưu hóa và giá cả của chúng. Dòng GeForce được thiết kế để tối ưu hóa cho việc chơi game trong khi dòng Titan/Quadro có mức giá đắt đỏ hơn rất nhiều do hiệu quả tối đa chúng đem lại khi thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.
- Chip GPU
Sự kết hợp giữa lõi bộ xử lý và vi kiến trúc là những yếu tố cốt lõi để tạo nên sức mạnh của một chiếc card đồ họa. Các con chip mạnh mẽ nhất được xây dựng theo kiến trúc Turing – do NVIDIA sản xuất và được sử dụng trong hầu hết các GPU máy trạm. Kiến trúc Vega và Polaris của AMD cũng là những đối thủ cạnh tranh rất đáng gờm, chúng được sử dụng trong dòng Radeon RX của hãng.
- Bus GPU
Tốc độ truy cập và truyền dữ liệu nhanh chóng giữa GPU và hệ thống kết nối, hay băng thông, được xác định bởi thông số bus GPU. Tốc độ này thay đổi tùy thuộc vào loại GPU bạn sử dụng. Băng thông cao đồng nghĩa với việc kết nối sẽ nhanh hơn.
- Graphic Memory
Graphic Memory (Bộ nhớ đồ họa) biểu thị khối lượng công việc mà GPU có thể xử lý, nó tách biệt với bộ nhớ hệ thống được kết nối với bo mạch chủ của máy tính. Các thông số kỹ thuật chính phổ biến nhất là DDR3 và GDDR5 / 6 SDRAM.
Bộ nhớ GPU thường được sử dụng như một thông số để các hãng đem ra marketing và quảng cáo. Những người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn GPU để phục vụ cho việc chơi game thường cho rằng nhiều bộ nhớ hơn đồng nghĩa với việc hiệu suất GPU sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, những người dùng dày dặn kinh nghiệm đều biết rằng khi lựa chọn PC, sự cân bằng giữa các thông số mới là điều quan trọng nhất.
- GPU Clock
GPU Clock (Tốc độ xung nhịp GPU) cho biết tốc độ của các lõi của GPU. Vì mục đích của các lõi là để render đồ họa, nên tốc độ xung nhịp càng cao (được đo bằng megahertz), quá trình render sẽ càng nhanh. Ép xung GPU cũng là một cách làm thường thấy để tăng hiệu suất card lên đáng kể bằng cách tăng tốc độ của bộ xử lý.
- Memory Clock
Bộ nhớ video (hay còn được gọi là VRAM) trên GPU của bạn được sử dụng để lưu trữ tạm thời các nội dung như kết cấu trong game bạn đang chơi hoặc đồ họa bạn đang thiết kế. Tốc độ bộ nhớ video nhanh cho phép card đồ họa xử lý các nội dung đó nhanh hơn. Kích thước VRAM càng lớn, bạn lưu trữ được càng nhiều nội dung cùng một lúc. Tốc độ xung VRAM cao hơn (được đo bằng megahertz) cũng có thể giúp các nội dung đó được xử lý nhanh hơn đáng kể.
- Shader, Texture Mapping Unit (TMU) & Render Output Unit (ROP)
Shader là số lõi trong GPU của bạn. GPU có nhiều shader hơn CPU (tối thiểu hơn 1000), nhưng chúng nhỏ hơn và chuyên biệt hơn nhiều so với trong CPU. Giống như tên gọi, chức năng chính của shader (Trình tô bóng) là để hiển thị bóng của các vật thể và cảnh 3D, nhưng chúng cũng được sử dụng để xử lý hậu kỳ video và render các hiệu ứng do máy tính tạo ra.
Texture Mapping Unit (TMU) có thể chia tỷ lệ, xoay hoặc bóp méo hình ảnh và liên kết nó với một mặt phẳng của một mô hình 3D nhất định dưới dạng kết cấu. Quá trình này được gọi là kết cấu ánh xạ đơn vị. Texture Fill Rate (Tốc độ làm đầy) đo tốc độ mà một card đồ hoạ cụ thể có thể thực hiện quá trình này. Bạn càng có nhiều TMU (Đơn vị xử lý bề mặt), tốc độ lấp đầy càng lớn và quá trình ánh xạ càng nhanh.
Trong khi TMU phối hợp với các kết cấu điểm ảnh, Render Output Unit (ROP) hoạt động để hiển thị tất cả các điểm ảnh bất kể kết cấu của chúng như thế nào. Bạn càng có nhiều ROP hơn, tốc độ lấp đầy cũng nhanh hơn. Ngoài ra, ROP còn có chức năng dò tia chính xác và khử răng cưa. Càng có nhiều ROP, kết quả render của bạn càng sắc nét và mượt mà.
- Giá cả
Tất nhiên, cuối cùng thì giá cả vẫn sẽ là yếu tố quyết định cho việc mua hàng của bạn. Việc của bạn là phải cân bằng giữa những gì bạn cần và số tiền bạn sẵn sàng bỏ ra để đầu tư.
Tương lai ngành công nghệ đồ họa 3D
Với sự cải tiến và phát triển không ngừng trong công nghệ xử lý, GPU sẽ ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả hơn qua từng thế hệ, vì vậy chắc chắn danh sách này sẽ còn thay đổi theo thời gian. AMD và NVIDIA đã và đang không ngừng phát triển, họ sẽ liên tục giới thiệu những sản phẩm ngày càng mạnh mẽ hơn cho cả phần cứng và phần mềm máy tính trong tương lai. Nếu bạn đang tìm cách tối đa hóa quy trình làm việc của mình và duy trì sự cạnh tranh trong ngành tạo hình 3D, hãy đón đọc loạt bài viết hướng dẫn chọn máy tính và phần mềm tốt nhất để render cũng như trải nghiệm nhiều dòng card mới nhất và mạnh mẽ nhất tại đây.
Happy rendering with iRender!
Nguồn: Sưu tầm internet