December 15, 2020 Ngoc Quynh

So sánh dịch vụ iRender Farm và Fox Renderfarm

Nếu bạn làm việc trong các lĩnh vực như thiết kế đồ họa, làm phim hoạt hình, kiến trúc sư, trailer game, hay edit video,… thì khái niệm Render (kết xuất đồ họa) không có gì là xa lạ. Có khá nhiều tên tuổi công nghệ điện toán lớn cung cấp dịch vụ Cloud rendering để giải quyết bài toán khó nhằn về hiệu suất máy tính cho việc render phải kể đến như Fox RenderFarm (Trung Quốc), RebusFarm (Mỹ), hay GarageFarm (Hàn Quốc). Mỗi Render farm lại có những ưu và nhược điểm riêng, cung cấp đa dạng các hình thức dịch vụ, luôn đổi mới và cố gắng mang lại hiệu quả cao nhất cho người dùng. Bài viết này sẽ tập trung so sánh một số tính năng và điểm nổi bật giữa 2 trong những Render Farm lớn hiện nay là Fox Render farm và iRender Farm.

Khái quát chung về Fox Render Farm và iRender Farm

Fox Render Farm được thành lập năm 2009 tại Trung Quốc với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ họa máy tính. Với các dịch vụ chuyên nghiệp và sự đổi mới hàng đầu trong ngành, họ cung cấp dịch vụ điện toán đám mây dành cho rendering cho rất nhiều studio trong lĩnh vực giải trí và hãng phim hoạt hình từ hơn 50 quốc gia và khu vực.Fox Render Farm hiện là một trong những công ty có tốc phát triển nhanh và mạnh trên thị trường toàn cầu, đặc biệt tại khu vực Châu Á và Bắc Mỹ.

Fox Render Farm cung cấp dịch vụ Cloud Rendering – SaaS (Software as a Service)– cho phép khách hàng sử dụng ứng dụng của họ để render sản phẩm. Khách hàng Fox hỗ trợ khá đa dạng các plugin và chủ yếu tập trung vào 5 phần mềm thiết kế chính: Maya, 3Dsmax, Houdini, C4D và Blender.

So với Fox Render Farm, iRender Farm có phần non trẻ hơn khi mới ra đời năm 2019 và cũng hoạt động trong lĩnh vực cloud computing. Tuy mới chỉ hoạt động được 2 năm nhưng bằng những bước đi đúng đắn, khác biệt và mang tính đột phá cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, cái tên iRender vừa xuất hiện tại thị trường lập tức sòng phẳng cạnh tranh ngay với những tên tuổi Render Farm lâu năm trên thế giới.

iRender cung cấp dịch vụ theo mô hình IaaS (Infrastructure -as-a-Service) cho phép người dùng toàn quyền điều khiển máy tính và thiết lập môi trường làm việc tương tự như trên máy tính cá nhân của mình để làm việc. iRender giúp mang đến cho những nghệ sĩ 3D, video game, các nhà làm phim, studio… một phương thức render hiệu quả bởi cấu hình máy mạnh mẽ nhờ hệ thống Card Nvidia GTX 1080 Ti và RTX 2080 Ti, RTX 3080, RTX 3090 được thiết lập sẵn với mỗi máy từ 1/2/6 Cards theo yêu cầu công việc.

Những điểm tương đồng giữa 2 Render Farm

  • Đầu tiên, cả hai render farm đều ra đời dựa trên nền tảng Cloud Computing (điện toán đám mây), phục vụ nhu cầu render của nghệ sĩ 3D, giúp đẩy nhanh quá trình render hình ảnh/ video gấp nhiều lần so với máy tính thông thường. Với việc phát triển dựa trên nền tảng Cloud rendering, kết nối hàng ngàn máy tính nhằm mục đích tạo thành một siêu máy tính với hiệu suất lớn, giờ đây công việc render đã không còn là mối bận tâm của các họa viên đồ họa khi sử dụng dịch vụ Cloud Render Farm
  • Tiếp đến phải kể tới đội ngũ nhân viên hỗ trợ của cả 2 bên. Họ đều là những chuyên gia với kiến thức về đồ họa và máy tính sẽ đưa ra lời khuyên, tư vấn hữu ích cho công việc của khách hàng. Đây cũng là hai render farm tiêu biểu trong số rất nhiều render farm có kênh hỗ trợ khách hàng đa dạng thông qua Skype, Telegram, Whatsapp, Điện thoại, Email. Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình và nhanh chóng mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Cả 2 farm đều hiểu dịch vụ họ đang cung cấp là trên toàn thế giới nên việc hỗ trợ 24/24 là thực sự cần thiết.
  • Vấn đề bảo vệ môi trường cũng được hai bên đặt lên hàng đầu khi cả 2 là một trong số ít render farm trên thế giới xây dựng Data center sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên từ gió, nước, mặt trời trong việc tạo ra điện năng chạy dàn farm. Nguồn điện của Fox Render Farm đều được tạo ra từ năng lượng gió và nước, nguồn năng lượng tự nhiên & sạch, không gây hại cho môi trường. Điện năng cung cấp cho dàn iRender Farm đều được tạo ra bởi năng lượng mặt trời và thân thiện với môi trường. Mỗi khi bạn sử dụng iRender để kết xuất, bạn đã đóng góp vào việc giảm lượng khí thải carbon dioxide ra môi trường.
  • Công cụ truyền tải dữ liệu nhanh, bảo mật, và miễn phí cũng là một điểm mạnh tương đồng của cả 2 render farm này. iRender cung cấp một công cụ miễn phí có tên GPU Hub Sync để truyền tệp từ máy tính cá nhân của người dùng sang máy máy chủ từ xa kể cả khi máy từ xa chưa được bật. Dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa vào trong ổ Z trên mọi máy chủ mà người dùng có quyền truy cập. Một điều nữa, công cụ Gpu Hub Sync là một công cụ đồng bộ hóa 2 chiều. Do đó, bất kỳ tệp nào bạn lưu trong ổ Z của máy chủ từ xa sẽ được tự động đồng bộ hóa trở lại công cụ này. Dung lượng của ổ Z dao động từ 20GB đến 100GB, 500GB, 1TB hoặc 2TB tùy thuộc vào đối tượng người dùng. Còn đối với Fox Render Farm, người dùng có thể gửi dữ liệu để được render dễ dàng thông qua 2 cách là qua Web hoặc qua Desktop Client app (Cho 2 hệ điều hành là Window và Linux). Desktop Client app cũng cho phép người dùng gửi files cần kết xuất trực tiếp từ ứng dụng 3D của người dùng (Maya và 3ds Max). 

Những đặc điểm nổi bật của từng render farm

Điểm mạnh của Fox Render Farm:

  • Giàu kinh nghiệm: Fox có một đội ngũ xuất sắc với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành CG. Các thành viên trong nhóm đến từ Disney, Lucasfilm, Dreamworks, Sony, v.v. Họ phục vụ các công ty hiệu ứng đặc biệt hàng đầu và các hãng phim hoạt hình từ hơn 50 quốc gia và khu vực. Năm 2015, Fox Renderfarm đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Aliyun (Alibaba Cloud Computing) để cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây trực quan toàn cầu. Vì thế, người dùng có thể phần nào yên tâm sẽ được hỗ trợ tích cực nếu gặp khó khăn trong quá trình render.
  • Bảo mật thông tin: Fox Renderfarm cam kết tuyệt đối an toàn & bảo mật về thông tin khách hàng. Fox Renderfarm được chứng nhận ISO 27001, là nhà cung cấp được TPN công nhận trong việc giữ an toàn và bảo mật cho tài sản và thông tin của người dùng. Trong quá trình sử dụng, người dùng cũng được cung cấp NDA (cam kết không tiết lộ thông tin) để bảo vệ quyền và lợi ích của họ.
  • Công cụ Ước tính Chi phí: Một ưu điểm nữa của Fox là có cung cấp công cụ ước tính chi phí và thời gian render cho một dự án nhất định. Nhờ vào đó, người dùng có thể có cái nhìn bao quát hơn và có những quyết định đúng đắn trước khi bắt tay vào dự án. 

Nhược điểm của Fox Render Farm:

  • Tương thích thấp: Fox render farm chỉ hỗ trợ một số phần mềm nhất định bao gồm 5 phần mềm thiết kế chính: Maya, 3Dsmax, Houdini, C4D và Blender cùng với một số renderers khác như: Redshift, Arnold, Vray, Clarisse, Renderman, Corona, Katana. Nếu người dùng sử dụng một trong số các phần mềm thiết kế và các Plugins nêu trên thì thật may mắn. Nếu không, có lẽ Fox Render Farm nằm ngoài sự lựa chọn của họ và người dùng phải ngậm ngùi tìm phương án thay thế khác. 
  • Thiếu sự linh hoạt: Con đường mà Fox Render Farm hướng tới là một dịch vụ dưới dạng phần mềm SaaS (Software as a Service) – người dùng tương tác qua ứng dụng (app) hoặc ứng dụng web (web-app), tải dự án lên server của nhà cung cấp để render Quá trình này được thực hiện tự động và tính phí theo thời gian render, không phát sinh chi phí ẩn, đây là hình thức Pay – per – Use đặc thù của dịch vụ đám mây. Và để có thể sử dụng dịch vụ của Fox, người dùng cần thực hiện theo 4 bước chính bao gồm: Tải lên dữ liệu, chọn dự án cần render, chọn cấu hình phần mềm và nộp dự án vào danh sách để phân tích. Đợi sau khi hoàn thành việc phân tích dự án, người dùng cần đặt các thông số kết xuất và gửi vào danh sách kết xuất. Sau khi kết thúc render, người dùng có thể download dữ liệu về. Chính quy trình này gây nên nhiều vấn đề và thiếu linh hoạt. Đầu tiên, Với Fox, bạn sẽ cần học về môi trường render của họ. Bạn có thể sẽ gặp phải các vấn đề về các phiên bản renderer, phần mềm thiết kế, thiếu file, thiếu element.  Thêm vào đó, với Fox, bạn sẽ phải xếp hàng đợi để được render. Bạn không biết khi nào tới lượt mình sẽ được render. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể không kịp các deadline.
  • Thiếu sự chính xác: Phải công nhận rằng, không ai hiểu sản phẩm hơn người thiết kế ra nó. Do vậy, khi sử dụng dịch vụ SaaS của Fox, họ có thể sẽ không hiểu được các setting mà người dùng đã dựng lên trong quá trình thiết kế. Đôi khi, đơn giản chỉ là thiếu 1 file asset, Fox chỉ warning, người dùng sẽ phải mò lại file đó, up lại lên, rồi render. Thỉnh thoảng, người dùng sẽ thấy job của bị failed, và rồi bỏ cuộc.

Điểm mạnh của iRender Farm

  • Tính linh hoạt: Thấy rõ được những điểm hạn chế của các Render Farm đi theo hình thức SaaS, iRender chọn riêng cho mình một con đường hoàn toàn khác biệt và độc đáo, phát triển dịch vụ trên nền tảng Iaas. iRender cấp quyền để khách hàng toàn quyền thiết lập và điều khiển trực tiếp hạ tầng vật lý có cấu hình phù hợp với công việc của mình. Các họa sĩ tùy chọn 1 cấu hình máy móc phù hợp với nhu cầu thiết kế và yêu cầu của phần mềm đồ họa khách đang sử dụng, sau đó toàn quyền điều khiển chiếc máy đó từ xa thông qua chính chiếc máy tính cá nhân của riêng họ. Giải pháp này sẽ cho người dùng toàn quyền kiểm soát hiệu suất xử lý mà họ thuê, không phải xếp hàng như trên Fox Render Farm. 
  • Tương thích với mọi phần mềm: Việc có trong tay và toàn quyền điều khiển một hoặc nhiều máy tính mới với cấu hình cao,  hỗ trợ được các hệ điều hành khác nhau, các phần mềm đồ họa khác nhau, các version (phiên bản) khác nhau, toàn quyền kiểm soát thời gian render, chủ động trong mọi việc với chi phí thấp hơn rất nhiều lần so với việc tự đầu tư một dàn máy mới thực sự là rất hứa hẹn. Người dùng không còn phải lo lắng liệu phần mềm của mình có được hỗ trợ hay không nữa, chỉ cần chọn một cấu hình máy phù hợp, cài cài đặt phần mềm và các plugins cần thiết, sử dụng máy dễ dàng như bất kỳ máy tính nào khác. Hơn thế nữa, người dùng chỉ cần tự cài đặt phần mềm một lần duy nhất. Toàn bộ dữ liệu và phần mềm đã cài đặt sẽ được tự động lưu lại cho những lần sử dụng sau. Ngoài ra, render farm này cũng hỗ trợ Redshift license, và tùy chỉnh cấu hình theo yêu cầu riêng của khách hàng ví dụ như bộ nhớ, SSD… một trong những ưu điểm mà ít có render farm nào có được. 
  • Đa dạng cấu hình máy để lựa chọn: iRender cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau tương ứng với từng phần mềm thiết kế và plugins khác nhau bao gồm cả CPU và GPU. Đối với CPU, cấu hình máy là Dual Xeon E5-2670 v2 @ 2.50 GHZ – 20 nhân– 40 luồng, RAM : 256GB, bộ nhớ lên tới 256GB. Ngoài ra, iRender có hỗ trợ Thinkbox Deadline, một farm manager nổi tiếng hiện nay để có thể tăng tốc render lên mức tối ưu. Đối với GPU, hiện tại, iRender cung cấp máy với nhiều card đồ họa mới nhất của Nvidia như RTX 1080 Ti, RTX 2080Ti, RTX 3080 và RTX 3090. Riêng đối với những khách hàng sử dụng các phần mềm như Lumion, Sketchup, After Effect, Unreal Engine Editor, Encoder…  chỉ tận dụng tối đa 1 card đồ họa nhưng lại yêu cầu xung khỏe, bên cạnh các card đồ họa mới nhẩt của Nvidia, iRender cung cấp  riêng bộ xử lý là Intel Xeon W- 2245 có xung khỏe lên tới  3.9GHz –  4.7GHz. Đối với các khách hàng sử dụng các phần mềm hỗ trợ nhiều card đồ họa như Blender, Houdini Redshift, 3Ds max Vray, Unreal Engine, Daz Studio… render farm này cung cấp các gói 6 GTX 1080Ti, 6 RTX 2080Ti, 6 RTX 3080 and 6 RTX 3090  giúp giảm thời gian render từ 5-10 lần so với bình thường và vẫn luôn sẵn sàng đón đầu bất cứ xu hướng mới nào trên thị trường quốc tế để mang lại trải nghiệm mới cho người dùng. 

Nhược điểm của iRender Farm

  • Render farm mới: Như đã đề cập ở trên, iRender còn khá mới và chính thức đi vào hoạt động được 2 năm (thành lập đầu năm 2019). Vì còn khá non trẻ so với những render farm khác nên vẫn chưa phủ sóng rộng khắp tới người dùng trên thế giới. Bên cạnh đó, hệ thống vẫn đang tiếp tục được cải tiến để phù hợp hơn với người dùng nên có thể sẽ có những thay đổi nhỏ trong các cấu hình máy được cung cấp.
  • Cần thêm một số thao tác để render: Khác với Fox Render Farm, ở iRender ,sau khi kết nối với máy phù hợp, người dùng cần tự cài đặt phần mềm mình cần trên máy mới. Tuy chỉ cần cài đặt phần mềm một lần duy nhất cho tất cả các lần sử dụng sau đó, người dùng vẫn mất một khoảng thời gian để tự cài phần mềm và tự dùng riêng license mà mình có (nếu phần mềm yêu cầu license). Bên cạnh đó, người dùng cũng cần phải linh hoạt tự render dự án và kiểm tra các thông số cần thiết. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến kỹ thuật vẫn có thể tham khảo đội ngũ kỹ thuật online 24/7.

Kết luận

Trên đây chỉ là review khách quan một số điểm nổi bật của 2 Render Farm đang được nhắc đến nhiều hiện nay. Từ những điểm trên và con đường mà 2 render farm lựa chọn. Ta có thể thấy rõ ƯU ĐIỂM của Render Farm này lại là NHƯỢC ĐIỂM của render farm kia và ngược lại. Việc lựa chọn cho mình một render farm phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau như phần mềm thiết kế, Độ tương thích, Tính linh hoạt, Đội ngũ support, Chi phí tiêu tốn, thời gian render,… Hãy cân nhắc kỹ để có thể đưa ra cho mình lựa chọn tốt nhất, linh hoạt nhất. Tuy nhiên, với những phần mềm như Lumion, Sketchup, After Effect, Unreal Engine Editor, Encoder, … chỉ sử dụng 1 card đồ họa thì iRender chắc chắn là lựa chọn phù hợp.

, , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116