April 25, 2023 Hana Trieu

Render từ nhiều góc Camera trong Unreal Engine 5

Khi dùng Movie Render Queue, việc render từ ​​nhiều camera trong Unreal Engine 5 trong một shot là một yêu cầu cần thiết. Ví dụ, bạn có thể render video giới thiệu sản phẩm hoặc tài liệu đào tạo, là những sản phẩm có thể yêu cầu nhiều chi tiết nhiều góc độ. Việc render từ ​​nhiều góc độ trong một shot có thể hợp lý hơn so với sử dụng Takes, vì Takes sẽ tạo ra các asset Level Sequence làm phân chia nội dung của bạn.

Trong bài viết hôm nay, iRender sẽ hướng dẫn bạn cách render từ nhiều góc Camera trong Unreal Engine 5 trong một shot bằng Movie Render Queue.

1. Render từ nhiều góc Camera trong một shot bằng Movie Render Queue

1.1 Điều kiện tiên quyết

        • Bạn biết cách tạo và mở Level Sequence
        • Movie Render Queue là một Plugin bạn phải kích hoạt trước khi sử dụng. Từ menu chính của Unreal Engine, chọn Edit > Plugins > Rendering > tìm và bật Movie Render Queue > khởi động lại Unreal Engine.

1.2 Thiết lập Camera đầu tiên

Giả sử Sequencer đã được mở trong Level bạn muốn render, bước đầu tiên là bắt đầu tạo Cinematic Cameras.

        • Trong Sequencer Toolbar, click chọn Camera. Thao tác này tạo ra một Cine Camera Actor, Camera Cuts Track và sau đó liên kết Cine Camera Actor với Camera Cuts.
        • Tiếp theo, di chuyển và tạo keyframe cho camera theo khung hình và hoạt ảnh bạn muốn cho shot này. 
            • Bật biểu tượng Camera trên Cine Camera Actor để điều khiển máy quay.
            • Bạn cũng có thể điều chỉnh các thuộc tính dành riêng cho camera, chẳng hạn như Khẩu độ (Aperture), Độ dài tiêu cự (Focal Length) Khoảng cách lấy nét (Focus Distance).

1.3 Thiết lập camera bổ sung

Bây giờ, bạn có thể thêm các camera mới vào chuỗi. Thực hiện các thao tác giống như cách bạn đã thêm camera đầu tiên, bằng cách click vào Camera trên thanh công cụ Sequencer. Mỗi lần click chọn sẽ thêm một camera mới, bạn có thể thêm bao nhiêu tùy ý. Mặc dù Camera Cuts Track vẫn bị ràng buộc với camera đầu tiên, các camera bổ sung này vẫn sẽ được render chính xác với Movie Render Queue trong các bước cuối cùng của bài hướng dẫn này.

Tương tự như các bước thực hiện với camera đầu tiên, hãy bật biểu tượng Camera trên mỗi rãnh camera mới để điều khiển nó và thiết lập bố cục.

Lưu ý: Mặc dù không bắt buộc, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên đổi tên các rãnh camera trong Unreal Engine 5 để phản ánh tốt hơn nội dung hoặc cách sử dụng. Nhấp chuột phải chọn Rename hoặc nhấn F2. Trong trường hợp 2 camera có cùng tên, Movie Render Queue sẽ tự động đổi tên chúng để tránh xung đột tên tệp.

1.4 Mở Movie Render Queue

Sau khi tất cả các camera đã được sắp xếp bố cục và tạo animation trong chuỗi, bạn có thể render bằng Movie Render Queue (MRQ). Để mở MRQ, click vào nút Render trên thanh công cụ Sequencer.

Lưu ý: Nếu MRQ không hoạt động chính xác từ nút này, hãy kiểm tra menu xổ xuống bên cạnh Render và đảm bảo thiết lập nó thành Movie Render Queue.

1.5 Các cài đặt render

Khi cửa sổ MRQ được mở ra, nhấp vào mục Settings để mở cửa sổ Cài đặt render.

Chọn biểu tượng (+) Setting > Camera, sau đó chọn mục Camera mới thêm và bật Render All Cameras.

Lưu ý: Mặc dù không bắt buộc, nhưng bạn có thể muốn chỉnh sửa thư mục đầu raOutput Directory hoặc Định dạng tên tệpFile Name Format trong cài đặt Output với chuỗi định dạng {camera_name}. Sử dụng lựa chọn này cung cấp cho bạn thêm quyền kiểm soát đối với cách đặt tên hoặc phân loại kết xuất đầu ra của bạn. Ví dụ: thiết lập Output Directory thành {project_dir}/Saved/MovieRenders/{camera_name}/ sẽ xuất từng góc camera sang một thư mục khác.

Nếu bạn không đặt {camera_name}, thì MRQ sẽ tự động thêm tên camera dưới dạng hậu tố vào tên tệp khi dùng Render All Cameras để tránh xung đột tên.

1.6 Render và kết quả

Khi đã thiết lập xong các cài đặt render, click chọn Render (Local) để bắt đầu quá trình kết xuất trong Movie Render Queue.

Khi quá trình render hoàn tất, click chọn mục Output để mở cửa sổ trình khám phá tệp đến thư mục đầu ra. Bạn sẽ thấy nhiều góc camera đã được render ở đây. Trong ví dụ này, các góc camera khác nhau được phân tách theo folder bằng cách sử dụng các bước chi tiết ở trên.

2. iRender - Render farm tốt nhất cho Unreal Engine

iRender là nhà cung cấp dịch vụ kết xuất đám mây tăng tốc GPU chuyên nghiệp cho kết xuất 3D và train AI với hơn 30.000 khách hàng. Chúng tôi được đánh giá cao trên nhiều bảng xếp hạng toàn cầu như CGDirector, Lumion Official, Radarrender, InspirationTuts CAD, All3DP, BlenderBaseCamp, VFX Rendering

iRender cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ server, cụ thể là server chuyên dụng cấu hình cao (RTX 3090 và RTX 4090) để bạn điều khiển thông qua ứng dụng Microsoft Remote Desktop. Bạn sẽ thiết lập môi trường làm việc sáng tạo của mình trên các server này và render các dự án bất cứ khi nào bạn muốn.

Dịch vụ render của chúng tôi cho Unreal Engine

Unreal Engine chủ yếu sử dụng GPU để hiển thị các yếu tố đồ họa trên màn hình. Một GPU mạnh và nhanh sẽ cung cấp cho người dùng FPS cao hơn trong viewport hoặc trong một trò chơi độc lập. iRender có server 1 GPU RTX 4090, là gói máy phù hợp nhất cho render Unreal Engine. Cấu hình chi tiết của gói máy này được thể hiện ở hình dưới đây:

      • Một GPU – NVIDIA GeForce RTX 4090 24GB: Với 24GB VRAM và hiệu suất tuyệt vời, RTX 4090 là một trong những GPU tốt nhất được sử dụng để phát triển trò chơi, sản xuất các nội dung ảo, diễn họa kiến trúc và thậm chí cả nội dung VR. 
      • Một CPU – AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 3955WX 3,9 GHz: Bộ xử lý 16 nhân mạnh mẽ dành cho các tác vụ nặng.
      • 256GB RAM: Dung lượng RAM lớn hơn nhiều so với dung lượng cần thiết cho Unreal Editor. Nó cho phép bạn thực hiện các tác vụ sử dụng nhiều RAM và làm việc với các chương trình khác ngoài Unreal Engine cùng một lúc.
      • 1 Ổ SSD với dung lượng lưu trữ 2T: Ổ SSD NVMe tốc độ cao và dung lượng lớn cho hệ điều hành và các ứng dụng, đáp ứng nhiều dự án render lớn nhỏ. 

Đối với các dự án có deadline gần và cần render nhanh, bạn có thể sử dụng đồng thời nhiều server. iRender cho phép người dùng sử dụng nhiều server trên một tài khoản cùng lúc để đẩy nhanh tiến độ render. Việc cài đặt cũng rất đơn giản: Chỉ cần thiết lập Unreal Engine trên một máy và clone máy này ra thành nhiều máy khác (khi đó, môi trường làm việc của bạn sẽ y nguyên máy gốc, bạn không cần cài đặt lại bất kỳ thứ gì.)

Cùng theo dõi video chúng tôi test hiệu suất render của máy 1 card RTX 4090 này trong Unreal Engine: 

Let’s get started!

Hãy tạo TÀI KHOẢN ngay để dùng thử server RTX 4090 của chúng tôi cho render Unreal Engine! Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 915 875 500.

 

iRender – Happy Rendering!

Nguồn tham khảo: unrealengine.com

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Hana Trieu

iRender - Happy Rendering!
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116