September 18, 2021 Yen Lily

Houdini vs Maya: phần mềm nào tốt hơn?

Houdini vs Maya là hai trong số những phần mềm 3D nổi tiếng nhất, thường được sử dụng bởi các họa viên hay studio trong nhiều lĩnh vực. Cả hai đều đem đến cho người dùng những tính năng khác nhau, và trong bài viết này, hãy cùng so sánh chúng nhé. Chúng tôi sẽ cố gắng cho bạn một cái nhìn tổng quan về những điểm khác biệt giữa hai phần mềm và chúng có thể làm được gì.

Phần mềm nào dễ học/ dễ dùng hơn?

Maya dễ học hơn và học cũng nhanh hơn Houdini. Khi sử dụng Maya, bạn có thể tạo hoạt ảnh cho các cảnh 3D của riêng mình và kết xuất chúng dưới dạng ảnh tĩnh hoặc chuỗi hoạt ảnh. Tuy nhiên, quy trình làm việc của Maya là kiểu truyền thống, nó lưu trữ các thay đổi trong lịch sử người dùng, khiến bạn khó quay lại phiên trước đó của dự án bạn đang làm việc.

Mặt khác, Houdini rất khó vì nó đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và nền tảng về lập trình và toán học. Tuy nhiên, khi bạn làm việc đủ lâu với nó rồi, thì nó sẽ trở nên rất thuận tiện. Quy trình làm việc kiểu procedural dựa trên node đặc biệt của Houdini giúp việc khám phá các lần lặp lại trở nên đơn giản khi bạn tinh chỉnh dự án của mình, và cho phép thực hiện nhiều lần lặp để dễ dàng thực hiện các thay đổi và phát triển các hoạt ảnh và hiệu ứng của mình. Nó cho phép bạn tạo ra một hệ thống tại chỗ để kiểm soát các tính năng của một mô hình với việc sử dụng các procedures. Nó cũng hữu ích cho việc mô phỏng và cho phép sản xuất dễ thay đổi.

Khả năng tương thích với công cụ kết xuất

Khi nói đến kết xuất, Houdini vs Maya cả hai đều có công cụ kết xuất tích hợp riêng của mình và cũng hỗ trợ trình kết xuất của bên thứ ba (như Redshift, Octane, V-Ray, v.v.) sử dụng sức mạnh của GPU.

Đối với Maya, nó đi kèm với Arnold, đây là một công cụ kết xuất mạnh mẽ và đáng tin cậy. Arnold đã chứng tỏ sức mạnh của mình trong nhiều phim truyện và sản phẩm, và luôn có thể cạnh tranh với các trình kết xuất bên ngoài khác. Ngoài ra, từ phiên bản 5.3, Arnold đã phát triển tùy chọn kết xuất GPU để tận dụng sức mạnh của GPU.

Với Houdini, công cụ kết xuất nổi tiếng và mạnh mẽ của nó là Mantra. Tuy nhiên, các công cụ kết xuất bên ngoài như Redshift, Octane hoặc V-Ray vẫn là lựa chọn tốt nhất vì tốc độ kết xuất.

Houdini vs Maya: Lập mô hình và mô phỏng

Đối với mô hình đa giác trong Houdini vs Maya, mọi người có xu hướng chọn Maya vì nó tạo ra kết quả tốt hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Autodesk đã cải tiến các công cụ lập mô hình của Maya để giúp nó có khả năng tương đương với công cụ của Blender hoặc 3ds Max. Ví dụ trước đây, UV unwrapping của Maya thực sự rất tệ và đôi khi các họa viên cần sử dụng Blender. Nhưng giờ đây, Maya đã có những công cụ UV unwrapping tốt hơn so với những gì nó có trước đó. Ngoài ra, mô hình NURBS của Maya hoạt động tuyệt vời và rất hữu ích cho việc tạo mô hình hữu cơ và các bề mặt cong có độ chính xác cao.

Maya cũng có các công cụ làm rigging tuyệt vời, với một số rigs tích hợp đẹp mắt có thể nhanh chóng áp dụng cho mô hình của bạn.

Mặc dù lập mô hình và rigging không phải là thế mạnh của Houdini, nhưng mô phỏnghiệu ứng hình ảnh của nó tốt hơn nhiều. So với Maya, hầu hết các mô phỏng bạn cần sử dụng đều được đưa vào cốt lõi chức năng của Houdini, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Houdini tỏa sáng với mô phỏng phức tạp phải làm việc với lượng dữ liệu khổng lồ như lửa, khói, nước, các vụ nổ, v.v.

Nói chung, các Studio trong ngành thường sẽ sử dụng một công cụ như Maya để xử lý mô hình. Houdini sẽ được sử dụng để kết hợp các hiệu ứng mô phỏng phức tạp trong các cảnh phim và hoạt ảnh đã có.

Ứng dụng trong các ngành đồ họa máy tính 3D

Ngành VFX

Maya rất mạnh trong việc tạo hiệu ứng hình ảnh. Nó đã chứng tỏ mình là sự lựa chọn của nhiều họa viên và các hãng phim lớn như ILM, Weta Digital cho một số bộ phim truyện và chương trình truyền hình. Tuy nhiên, phần mềm này không cho phép bạn kiểm soát nhiều khi tạo các dự án phức tạp. Nó có hơi không thuận tiện vì nó cần các plugin của bên thứ ba (như Phoenix FD, Fume FX, Ziva VFX, v.v.) và các công cụ được tạo tùy chỉnh để tăng tốc quy trình làm việc.

Houdini là một công cụ 3D mà bạn có thể tin tưởng khi sản xuất VFX, vì các tính năng mô phỏng tuyệt vời của nó đối với lửa, khói, nước, vụ nổ, v.v. Quy trình làm việc theo kiểu procedural và dựa trên node của nó giúp các họa viên dễ dàng phản ứng với phản hồi của khách hàng. Bạn có thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào bất cứ lúc nào, thậm chí đi sâu vào sản xuất mà không cần phải quay lại quá nhiều bước như Maya.

Houdini vs Maya: Phát triển trò chơi

Maya là một trong những chương trình 3D tốt nhất mà các studio và các chuyên gia sử dụng trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Nó đã thống trị ngành công nghiệp này từ những năm 90 và ngày nay, phần lớn các studio phát triển trò chơi sử dụng nó như một phần thiết yếu trong lộ trình của họ. Lý do cho điều đó là vì lợi thế của nó trong việc tạo mô hình nhân vật trò chơi, assets môi trường, bộ công cụ hoạt ảnh và rigging tuyệt vời giúp công việc của các nhà làm phim hoạt hình trở nên dễ dàng hơn và cho phép họ tạo ra kết quả tốt.

Mặt khác, Houdini không thường xuyên được sử dụng trong ngành công nghiệp game. Tuy nhiên, hiện tại nó đang đạt được một số tiến bộ với việc Ubisoft, một trong những studio phát triển trò chơi lớn nhất, sử dụng Houdini để tạo môi trường tự nhiên cho trò chơi Far Cry 5 của họ.

Các nhà phát triển video indie nổi tiếng cũng có thể sử dụng Houdini để tiết kiệm thời gian và công sức khi thực hiện các dự án của họ vì họ có nguồn lực hạn chế.

Quảng cáo

Quy trình làm việc dựa trên node của Houdini cho phép họa viên đồ họa chuyển động làm việc trên các dự án phức tạp. Nó cho phép các họa viên và studio khám phá đầy đủ một ý tưởng, sau đó dễ dàng thực hiện các thay đổi để tạo ra nhiều lần lặp lại mang lại mức độ linh hoạt và kiểm soát cao đối với dự án của họ. Trên thực tế, nó có thể cạnh tranh với Cinema 4D và là sự lựa chọn cho phần lớn các họa viên đồ họa chuyển động.

Maya cũng có thể làm việc trong lĩnh vực quảng cáo vì phần lớn những gì mà các studio sản xuất quảng cáo làm có rất nhiều điểm chung với các dự án VFX và hoạt hình.

Kết luận cuối cùng

Chúng ta đã khám phá sự khác biệt giữa Houdini vs Maya, từ khả năng học/ sử dụng có dễ dàng không, điểm mạnh của công cụ này so với công cụ kia và ứng dụng của chúng. Đối với người mới bắt đầu, Houdini sẽ khó hơn Maya vì thiết kế kiểu procedural của các tính năng của nó.

Nếu bạn muốn làm việc với VFX, Houdini là sự lựa chọn vì nó có tính năng mô phỏng động lực học và các hiệu ứng giống như chất lỏng. Nếu bạn muốn làm việc với hoạt hình hoặc mô hình, Maya sẽ tốt hơn.

Cả Houdini và Maya thường cần các render engine thứ ba như Redshift, Octane, V-Ray, Arnold. Dù cho bạn có dùng những render engine này hay không, thì bạn vẫn có thể tìm được gói render phù hợp tại iRender.

Đối với Redshift, V-Ray và Octane, chúng tôi đề xuất cho bạn RTX3090 kép, 4x, 6x hay 8x RTX3090. Đối với kết xuất Arnold, bạn có thể chọn giữa RTX3090 hoặc kết xuất CPU (hãy chọn CPU nếu phiên bản Arnold của bạn dưới 5.3, không hỗ trợ kết xuất GPU).

Hãy cùng xem qua một vài video Redshift benchmark của iRender với Houdini và Maya render trên 4 x RTX3090s:

Một vài video Octane, V-Ray benchmark của iRender với Houdini và Maya render trên 4 x RTX3090s:

Không chỉ có những cấu hình mạnh mẽ, iRender còn cung cấp cho bạn nhiều dịch vụ hơn nữa. Từ NVLink cho những cảnh lớn, đến công cụ truyền tải miễn phí và tiện lợi Gpuhub sync. Giá cả tại iRender cũng rất linh hoạt với thuê theo giờ (dùng đến đâu trả tiền đến đấy), thuê theo ngày/ tuần/ tháng với mức giảm giá 10-20%. Ngoài ra, bạn sẽ có sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ của chúng tôi, những người sẽ giúp bạn bất cứ khi nào bạn gặp vấn đề với dịch vụ.

Đăng ký tài khoản ngay hôm nay để trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua Zalo: 0916806116 để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Cảm ơn bạn & Happy Rendering!

Nguồn: educba.com, inspirationtuts.com
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Yen Lily

Hi everyone. Being a Customer Support from iRender, I always hope to share and learn new things with 3D artists, data scientists from all over the world.
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116