December 31, 2020 iRendercs

Tối ưu thời gian render với View Layers

View Layers có thể giúp bạn kết hợp hình ảnh, thay đổi cảnh và render hình ảnh cuối cùng mà không cần phải render lại lần nữa kể cả có bất kỳ sự thay đổi nào. Nếu bạn là một người dùng Blender đang muốn tìm cách đẩy nhanh tiến độ hậu kỳ, hãy tiếp tục đọc bài viết này để cùng iRender tìm hiểu thêm về những gì View Layers có thể làm cho trình render tổng hợp của bạn. 

Tách layers trong Blender

Khi bắt đầu một file .blend mới, bạn sẽ thấy cần thao tác rất nhiều trên bảng Outliner, đây là nơi bạn có thể theo dõi toàn bộ các dữ liệu của mình. Dữ liệu của bạn được chia thành các cảnh, mỗi cảnh có một hoặc nhiều “lớp cảnh” – được gọi là View Layers. Mỗi layer này sau đó có thể có một hoặc nhiều bộ sưu tập (collection).

View Layers trong Blender 2.8 trở đi thực hiện cùng một chức năng với tiền thân của nó là Render Layers trên Blender 2.7 trước đó, nhưng có sự đổi mới cách thức hoạt động đơn giản và hiệu quả hơn cùng với cách sắp xếp bố cục hợp lý. View Layers giúp bạn dễ dàng tách các vật thể, ánh sáng và máy ảnh bạn muốn hiển thị một cách tối ưu nhất, và quan trọng hơn cả, nó cải thiện quá trình render trong cảnh cuối cùng mượt mà và trơn chu.

Trong nhiều trường hợp, do hạn chế về bộ nhớ hoặc thời gian, bạn nên chia file cảnh của mình thành các phần được hiển thị riêng biệt với các phần tử khác. Sau khi tất cả các phần tử đã được xử lí hậu kỳ, các hình ảnh kết quả sẽ được tập hợp lại với nhau trong một bố cục nhiều lớp.

Bảng điều khiển View Layer Panel

Ở góc bên phải trên cùng của Blender, bạn sẽ thấy bảng điều khiển View Layers Panel với một menu thả xuống. Bảng điều khiển này cho phép bạn tạo mới, đổi tên và xóa các lớp. Để thực hiện tính năng tạo mới hoặc xóa một lớp cảnh, hãy chọn tab phía bên phải của trình đơn thả xuống.

Một cách khác, bạn có thể chọn tab View Layer Properties rồi click View Layer Panel. Tại đây,  bạn dễ dàng thiết lập các cài đặt cho lớp cảnh đang hoạt động.

  • Use for rendering: Chọn tùy chọn này nếu bạn muốn sử dụng lớp cảnh đang hoạt động trong quá trình render.
  • Render Single Layer: Chọn tùy chọn này để chỉ render lớp cảnh đang hoạt động.

Sử dụng Bộ sưu tập (collections)

Trước Blender 2.8, các vật thể sẽ được gửi đến các lớp vật lý khác nhau. Những lớp cảnh này có thể được yêu cầu trong quá trình render hoặc được thao tác độc lập với các vật thể khác bằng cách chuyển sang các lớp cụ thể hơn. Từ sau phiên bản 2.8 trở đi, tất cả các vật thể có chung một bản phác thảo đều có thể tách thành các bộ sưu tập. Bạn có thể thiết lập View Layer chỉ hiển thị các bộ sưu tập được chỉ định và các vật thể bên trong quá trình render. Mỗi bộ sưu tập cũng có các cài đặt riêng giúp điều chỉnh từng lớp cảnh.

  • Disable from View Layer: Tùy chọn này xóa một bộ sưu tập khỏi lớp cảnh đang hoạt động. Các vật thể có trong bộ sưu tập được render với lớp cảnh đang hoạt động.
  • Enable in View Layer: Tùy chọn này thêm một bộ sưu tập vào lớp cảnh đang hoạt động. Các vật thể có trong bộ sưu tập được render với lớp đang hoạt động.
  • Set Indirect Only: Tùy chọn này hạn chế các vật thể trong bộ sưu tập, chỉ render các vật thể đổ bóng và phản chiếu.
  • Clear Indirect Only: Tùy chọn này xóa bỏ tùy chọn Set Indirect Only cài đặt trước đó, để các vật thể trong bộ sưu tập có thể xuất hiện đầy đủ trong quá trình render.
  • Set Holdout: Tùy chọn này cho phép các vật thể trong bộ sưu tập tạo ra một chỗ trống trong lớp cảnh hiện hoạt.
  • Clear Holdout: Tùy chọn này xóa cờ Set Holdout trước đó.

Bạn có thể điều chỉnh cách công cụ render hiển thị các vật thể nằm trong mỗi bộ sưu tập. Dựa trên loại công cụ render ưa thích của bạn (công cụ nội bộ hoặc bên thứ ba), bạn có thể đặt các thông số khác nhau cho từng bộ sưu tập thông qua bảng Outliner, tuy nhiên, tính năng này không hiển thị trực tiếp trên Outliner. Để kích hoạt chúng, bạn hãy mở cửa sổ chính lên, chọn Filter (Bộ lọc) trong bảng Outliner và bật chế độ hiển thị Restriction Toggles.

Restriction Toggles

Đây là các nút bật/tắt khả năng hiển thị, với chức năng xác định lớp cảnh, bộ sưu tập hoặc những ràng buộc nào nên và không nên hiển thị hoặc có nên render trong một khung hình Viewport cụ thể. Theo mặc định, chỉ một số tùy chọn được bật sẵn. Tuy nhiên, bạn có thể tùy chỉnh bật hoặc tắt theo sở thích của bạn.

Sau khi được kích hoạt, những tùy chọn này sẽ có trong trong bảng Outliner ở bên phải tệp cảnh của bạn. Để chuyển đổi chế độ hiển thị, hãy nhấp vào biểu tượng hình con mắt.

Trình tổng hợp

Không gian làm việc trong trình tổng hợp là một khía cạnh rất quan trọng khi xử lý các dự án khổng lồ với định dạng tệp lớn hơn. Trình tổng hợp của Blender cho phép bạn tập hợp nhiều ảnh và cải thiện chất lượng hình ảnh bằng cách sử dụng chuỗi hình ảnh để hoàn thành hình ảnh tổng hợp cuối cùng. Với các nút bố cục, bạn có thể chụp hai hình ảnh hoặc đoạn cắt của các cảnh quay được render cùng nhau cũng như lọc ảnh, chỉnh màu và hoàn thiện tất cả cùng một lúc.

Cũng giống như quy trình tạo vật liệu (material), trình tổng hợp của Blender cũng dựa trên các nút. Bạn có thể thay đổi bất kỳ cài đặt trong hình ảnh của mình bằng cách sử dụng các nút. Mọi sự thay đổi đều xuất hiện trong thời gian thực tế. Bạn có thể lựa chọn cách làm của riêng bạn, chúng tôi khuyến nghị một trong những cách quen thuộc để xây dựng ảnh là sử dụng hệ thống phân lớp của Photoshop. Trong đó, lớp dưới cùng trong không gian sẽ đại diện cho mặt sau của hình ảnh, lớp trên cùng đại diện cho mặt trước của hình ảnh. Khi tổng hợp, bạn nên xem xét việc phân lớp bằng cách sử dụng độ sâu của máy ảnh: gồm tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh.

Trình tổng hợp còn có khả năng hòa trộn các hình ảnh với nhau ở bất kỳ kích thước nào bạn muốn, bằng cách hoạt động trên các điểm ảnh riêng biệt và tương đồng của hai hình ảnh đầu vào, tuy nhiên bạn nên chú ý đến kích thước và độ phân giải cho hình ảnh của bạn. Bởi khi bạn kết hợp các ảnh với các thông số độ sâu và độ phân giải màu khác nhau, hiện tượng méo ảnh và tắt màu có thể sẽ xảy ra.

Một vài quy tắc bổ sung trong trường hợp trình tổng hợp phải xử lý input (dữ kiện đầu vào) là các hình ảnh có kích thước khác nhau:

  •         Kích thước output được xác định bởi ổ cắm đầu vào của hình ảnh đầu tiên / trên cùng.
  •         Trình tổng hợp được căn giữa theo mặc định, trừ khi bạn sử dụng nút Translate (Dịch) để gán bản dịch cho bộ đệm Buffer.

Bạn có thể dễ dàng lưu hình ảnh của mình bằng cách chọn Image > Save Image (hoặc tổ hợp phím Alt + S) khi bạn đã hài lòng với sự kết hợp của mình. Cài đặt của hình ảnh được lưu sẽ trùng khớp với cài đặt định dạng hình ảnh trên bảng điều khiển Properties Panel.

View Layers có thể là một tài sản hữu ích cho công cụ render

Trên thực tế, cách xử lý hình ảnh 3D này chủ yếu sử dụng cho các dự án animation lớn, hoặc cho các máy trạm yếu hơn để có thể hiển thị hình ảnh chất lượng cao một cách nhanh chóng. Tuy nhiên sẽ hoàn toàn không thừa khi bạn “bỏ túi” tính năng này như một phương pháp dự bị khi cần bởi nó thật sự là một tài sản tiềm năng sẵn có trong hộp công cụ thiết kế của bạn.

Happy Rendering with iRender!

Nguồn: Sưu tầm Internet

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116