Unreal Engine 5.3 và các tính năng mới
Epic Games đã phát hành bản Preview đầu tiên của Unreal Engine 5.3 với nhiều cải tiến cho tốc độ render nhanh hơn và kết quả tốt hơn. Hãy cùng iRender tìm hiểu về các tính năng mới trong bản Preview mới này trong bài viết dưới đây.
Nguồn: unrealengine.com
1. Đối với VFX: Cho phép import các hiệu ứng smoke, fire và clouds dưới định dạng OpenVDB
Nguồn: cgchannel
Một trong những thay đổi lớn nhất trong Unreal Engine 5.3 là tùy chọn import các mô phỏng từ các ứng dụng DCC khác như Houdini ở định dạng OpenVDB và render chúng luôn trong Unreal Engine.
Để import các file OpenVDB, các plugin hiện có từ các bên thứ ba sẽ chuyển đổi các dự liệu nhập vào thành NanoVDB. Còn Unreal Engine chuyển đổi các dữ liệu thành Sparse Volume Textures (SVTs). Giống như Volume Textures trong Unreal Engine 4, Sparse Volume Textures có thể được ghi vào với 3D UV, nhưng sử dụng bộ nhớ ít hơn nhiều. Các SVT được hỗ trợ trong trình kết xuất Deferred Renderer dưới dạng Heterogeneous Volumes cho smoke và fire, hoặc dưới dạng Volumetric Cloud hay Volumetric Fog. Render các volume với Path Tracer sẽ được hỗ trợ đầy đủ hơn.
2. Đối với animation: Thêm trình chỉnh sửa Skeletal Editor mới để tạo lớp da cho nhân vật bên trong Unreal Engine
Nguồn: cgchannel
Một tính năng mới quan trọng khác trong Unreal Engine 5.3 là trình chỉnh sửa Skeletal Editor. Skeletal Editor cho phép các nghệ sĩ rigging nhân vật hoặc chỉnh sửa lớp da trực tiếp bên trong Unreal Editor, thay vì phải làm trong các ứng dụng DCC khác.
Người dùng có thể chuyển đổi các Static Meshes thành Skeletal Meshes, thêm hoặc chỉnh sửa xương và vẽ lớp da, với sự hỗ trợ cho các tùy chọn vẽ tiêu chuẩn như Flood, Relax and Normalize.
Unreal Engine 5.3 còn mang lại các update về hệ thống Curve Editor và Smart Bake và các cải tiến về quy trình làm việc animation retargeting cho các nhà làm phim hoạt hình.
3. Đối với VFX: Thêm trình chỉnh sửa Cloth Editor mới để hợp lý hóa mô phỏng cloth simulation
Nguồn: cgchannel
Unreal Engine 5.3 cũng có thêm trình chỉnh sửa Cloth Editor (Vải) mới, hỗ trợ cho các XPBD, cũng như các PBD hiện có.
Các chỉ số mô phỏng không còn được bake vào tư thế nhất định, vì vậy chất lượng mô phỏng sẽ được cải thiện ngay cả khi sử dụng các PBD. Trình chỉnh sửa mới này sử dụng quy trình làm việc “non-destructive”, nghĩa là thay thế các mask bằng các weight map có thể tái sử dụng và hỗ trợ các tương tác cloth-flesh cũng như va chạm Level Set Volume (LSV).
Theo Epic, nó đặt nền tảng cho cả chỉnh sửa vải real-time và cách tiếp cận “hướng đến VFX hơn” dựa trên caching mô phỏng, cho phép người dùng đánh đổi thời gian mô phỏng với độ chính xác.
4. Đối với trực quan hóa: có hỗ trợ phù hợp cho orthographic rendering
Nguồn: cgchannel
Unreal Engine 5.3 mang đến sự hỗ trợ render orthographic dành cho các các chuyên gia về kiến trúc và nghệ sĩ về trực quan hóa.
Unreal Engine đã có chế độ Orthographic cho các camera trong một thời gian, nhưng Epic mô tả chế độ này là “không thực tế để sử dụng” do số lượng tính năng render không được hỗ trợ. Trong Unreal Engine 5.3, nó hỗ trợ “hầu hết các tính năng hiện đại”, bao gồm hệ thống GI động Lumen, hình học ảo hóa Nanite, đổ bóng và upscale render Temporal Super Resolution (TSR).
5. Đối với Sản xuất nội dung ảo: Unreal Engine 5.3 có bộ anamorphic lens solver mới
Nguồn: cgchannel
Unreal Engine 5.3 mang đến nhiều tính năng mới cho các nghệ sĩ sử dụng Unreal Engine cho công việc sản xuất trước hoặc sản xuất ảo, đó là Anamorphic Lens Model và Anamorphic Lens Solver. Những thay đổi này giúp render các yếu tố CG của cảnh quay real-time với độ méo phù hợp với độ méo của cảnh quay người thật đóng bằng ống kính anamorphic.
Ngoài ra Unreal Engine 5.3 còn hỗ trợ hệ thống camera ảo (Virtual camera system) trên macOS, và CineCameraRigRail để thiết lập các cảnh quay camera đường ray bên trong Unreal Engine.
Ngoài các tính năng kể trên, bản Preview mới của Unreal Engine còn có nhiều cập nhật khác cho hệ thống Nanite, Lumen, và các công cụ modelling cũng như simulation khác. Tìm hiểu thêm về Unreal Engine 5.3 từ Public Roadmap của Epic tại đây.
iRender - Render farm tốt nhất cho Unreal Engine
iRender cung cấp máy chủ (server) cấu hình cao với 1x RTX 4090 cho render Unreal Engine. Với CPU khỏe là AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 3955WX @ 3.9 – 4.2GHz, bộ nhớ RAM 256GB và dung lượng ổ cứng NVMe SSD 2T, server của chúng tôi có thể xử lý hầu hết mọi mức độ phức tạp của các dự án Unreal Engine.
Đối với các dự án có deadline gần và cần render nhanh, bạn có thể sử dụng đồng thời nhiều server. iRender cho phép người dùng sử dụng nhiều server trên một tài khoản cùng lúc để đẩy nhanh tiến độ render. Việc cài đặt cũng rất đơn giản: Chỉ cần thiết lập Unreal Engine trên một máy và clone máy này ra thành nhiều máy khác (khi đó, môi trường làm việc của bạn sẽ y nguyên máy gốc, bạn không cần cài đặt lại bất kỳ thứ gì.)
Cùng theo dõi video chúng tôi test hiệu suất render của máy 1 card RTX 4090 này trong Unreal Engine:
Nhận ưu đãi 100% cho khoản nạp đầu tiên trong vòng 24 giờ đăng ký từ chương trình ưu đãi đặc biệt tháng 8 của chúng tôi.
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84915875500.
iRender – Happy Rendering!
Nguồn tham khảo: unrealengine.com, cgchannel.com