December 1, 2021 Yen Lily

Cách chọn GPU phù hợp cho dự án của bạn

Card đồ họa (còn được gọi là GPU) là một trong những thành phần quan trọng nhất, không thể thiếu trong PC hoặc laptop của bạn. Đối với những ai thường xuyên sử dụng những phần mềm yêu cầu cấu hình cao trên máy tính thì nhu cầu về một card đồ hoạ tốt được đặt lên hàng đầu. Ngoài việc được sử dụng chủ yếu bởi các game thủ để đẩy mạnh khả năng đồ họađộ phân giải cực cao thì GPU còn có thể đóng một vai trò rất quan trọng dành cho các hoạt động sáng tạo.

Bài viết này, iRender sẽ bật mí cho bạn cách chọn GPU phù hợp, một số loại card đồ họa phổ biến, đồng thời giải thích các thuật ngữ liên quan giúp bạn chọn được một chiếc card đồ hoạ ưng ý.

Vậy, GPU quan trọng như thế nào?

Nếu chỉ có bộ xử lý (CPU) và một màn hình hiển thị thì chưa đủ để bạn có thể nhìn thấy được sự sống động và chân thực của các khung hình hiển thị trên màn hình đó. Lúc này chúng ta bắt đầu cần đến sự hỗ trợ của card đồ họa. Card đồ họa là bộ phận chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa bao gồm hình ảnh, video trên máy tính, thông qua đó, mọi thứ sẽ trở nên sống động và mượt mà hơn. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi máy tính đều có GPU.

Cách chọn GPU - Các loại card đồ họa

Có hai loại GPU chính: tích hợp (integrated)chuyên dụng (dedicated).

Card đồ họa tích hợp là khi đơn vị xử lý đồ họa (GPU) được tích hợp trong cùng một chip với bộ xử lý (CPU). Hầu hết mọi bộ vi xử lý hiện đại đều đi kèm với đồ họa tích hợp (integrated graphics), điều này mang lại khá nhiều lợi ích. Ngay từ đầu, bạn đã không phải lo lắng về việc tìm mua thêm GPU, vì đã có sẵn một GPU đi kèm với CPU của bạn. Đồ họa tích hợp cũng nhỏ gọn hơnít ngốn điện hơn so với các card đồ họa chuyên dụng, điều này khiến chúng trở nên lý tưởng cho laptop mỏng và nhẹ. Trên thực tế, hầu hết các máy tính xách tay sẽ sử dụng đồ họa tích hợp. Mua PC hoặc laptop sử dụng đồ họa tích hợp thường rẻ hơn mua một chiếc có card đồ họa chuyên dụng. Đồ họa tích hợp chủ yếu do Intel và AMD sản xuất cho các bộ vi xử lý tương ứng của họ. Các bản mới của MacBook và iMac do Apple sản xuất hiện chạy trên chip M1 của chính công ty, kết hợp cả CPU và GPU.

Mặc dù đồ họa tích hợp khá ổn để sử dụng tác vụ hàng ngày, nhưng không đủ mạnh để xử lý các trò chơi hiện đại và các ứng dụng 3D nâng cao. Chúng có thể gặp khó khăn với việc hiển thị video có độ phân giải cao.

Vì vậy, nếu bạn muốn có sức mạnh đồ hoạ cao hơn, bạn sẽ cần card đồ họa chuyên dụng (còn được gọi là card rời). Các card đồ họa này được cắm vào bo mạch chủ PC của bạn và có thể mang lại một nâng cấp lớn về hiệu suất đồ họa – chúng được sản xuất bởi Nvidia và AMD, hai tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực đồ họa rời.

Đồ họa chuyên dụng không chỉ mạnh hơn mà còn có thể được mua riêng, nghĩa là bạn có thể nâng cấp PC của mình trong tương lai. Đây là một giải pháp tốt để bảo đảm PC của bạn trong tương lai có thể bắt kịp công việc sáng tạo của bạn trong nhiều năm. Một số laptop (đặc biệt là laptop gaming) cũng đi kèm với card đồ họa rời, mang lại cho chúng loại hiệu suất mà bạn thường mong đợi từ một máy tính để bàn.

Lựa chọn một card đồ họa chuyên dụng có tác động rất lớn trong công việc sáng tạo của bạn, từ kết xuất 3D, chỉnh sửa video đến thiết kế trò chơi và hoạt ảnh đều cần đến hiệu suất cao của card đồ họa. Vậy làm thế nào để chọn được một card đồ họa tốt? Hãy cùng iRender tìm hiểu các thuật ngữ cần biết về card đồ họa.

Bộ nhớ video

Cách chọn GPU với VRam. Một trong những thông số kỹ thuật quan trọng nhất đối với card đồ họa là dung lượng bộ nhớ video (còn được gọi là VRAM). Bộ nhớ trên card màn hình được dành riêng cho các tác vụ đồ họalưu trữ dữ liệu hình ảnh để truy cập nhanh. Một phần trong số này bao gồm Z-buffer, thành phần chứa các thông tin liên quan đến độ sâu của các đối tượng trong không gian 3D từ các góc nhìn nhất định và được sử dụng trong các trò chơi máy tính và tạo hiệu ứng CGI cho phim.

Mặc dù có vẻ khá phức tạp, song giống với RAM tiêu chuẩn, card đồ họa càng có nhiều VRAM thì càng hoạt động mạnh hơn. Các card đồ họa hiện đại có dung lượng từ 2GB cho đến 24GB cho GeForce RTX 3090- sản phẩm flagship của Nvidia. Thế hệ bộ nhớ video mới nhất là GDDR6. Chọn một GPU có nhiều bộ nhớ GDDR6 (hoặc GDDR6X với tốc độ nhanh hơn) là một cách để đảm bảo đạt được hiệu suất tuyệt vời.

Tốc độ xung nhịp (Clock speed)

Một thông số kỹ thuật quan trọng khác mà bạn sẽ thấy khi nói về card đồ họa là tốc độ xung nhịp. Tốc độ này được đo bằng megahertz (MHz), cho biết đơn vị xử lý đồ họa có thể hiển thị đồ họa nhanh như thế nào. Do đó, MHz càng cao, card đồ họa càng nhanh và càng tốt cho việc chơi game và kết xuất đồ họa.

Nhiều người tận dụng hiệu suất cao hơn nữa từ card đồ họa của họ bằng cách ép xung (overclocking). Đây là một quá trình phức tạp liên quan đến việc buộc các GPU chạy ở tốc độ xung nhịp cao hơn. Việc này chỉ nên được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm, nhưng nếu bạn muốn tăng hiệu suất miễn phí cho GPU của mình thì cũng đáng để nghiên cứu. Có nhiều ứng dụng từ các nhà sản xuất GPU giúp ép xung card đồ họa tương đối dễ dàng và an toàn. Nhiều nhà sản xuất GPU cũng bán các phiên bản được ép xung – các card đồ hoạ đã được ép xung sẵn. Chúng thường được xác định bằng cách có ký tự ‘OC’ trong tên kiểu máy.

Khả năng hiển thị

Cách chọn GPU cần quan tâm đến khả năng hiển thị. Đầu ra của một card đồ họa cũng rất quan trọng vì nó quyết định màn hình nào, bao nhiêu màn hiển thị ra được cùng một lúc và độ phân giải mà chúng hỗ trợ.

Tất cả các card đồ họa hiện đại ít nhất phải có cổng HDMI. Đây là một cổng được chấp nhận rộng rãi giúp dễ dàng kết nối với bất kỳ màn hình, TV hoặc máy chiếu hiện đại nào. Hầu hết các cổng HDMI đều hỗ trợ độ phân giải lên đến 4K (3840 x 2160) ở tốc độ lên đến 60Hz. HDMI 2.1 có thể hỗ trợ 4K ở 144Hz và lên đến 8K (7680 x 4320) ở 30Hz.

Ngoài ra còn có DisplayPort, một cổng xuất video phổ biến khác, hỗ trợ 4K lên đến 120Hz và 8K ở 30Hz. Màn hình Dell UltraSharp UP3218K 8K cũng có thể sử dụng hai kết nối DisplayPort để chạy 8K ở tần số 60Hz.

Một số GPU vẫn đi kèm với các kết nối VGADVI, mặc dù những kết nối này ngày nay đã khá lâu đời và chủ yếu được sử dụng để kết nối các màn hình cũ hơn. Một số GPU cũng có kết nối USB-C, có thể được sử dụng để gửi tín hiệu video.

Bằng cách xem xét từng thông số kỹ thuật này, bạn sẽ có thể hiểu rõ về loại hiệu suất mong đợi từ một card đồ họa và chọn một loại phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Dịch vụ Cloud Rendering tăng tốc GPU hàng đầu

Hiểu được nhu cầu của người dùng, iRender là đơn vị tiên phong tại Việt Nam cung cấp dịch vụ Cloud Rendering tăng tốc GPU để kết xuất đa GPU với các node kết xuất mạnh mẽ: 2/4/6/8x RTX 3090/3080/2080Ti, cung cấp hiệu suất tính toán cao trên mô hình IaaS (Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ).

Với iRender, người dùng truy cập máy chủ thông qua Ứng dụng Remote Desktop và làm bất cứ điều gì bạn muốn, cài đặt bất kỳ phần mềm nào bạn cần trên đó. Nó giống như bạn đang sử dụng máy tính của chính mình nhưng với cấu hình mạnh và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Đặc biệt, bạn chỉ cần cài đặt phần mềm lần đầu, những lần kết nối tiếp theo với máy tính là mọi thứ đã sẵn sàng để bạn sử dụng.

Cấu hình phần cứng high-end

  • 1/2/4/6/8x RTX 3090/3080/2080Ti. Đặc biệt, NVIDIA RTX 3090 – card đồ họa mạnh mẽ nhất hiện nay.
  • Dung lượng vRAM 10/24 GB, phù hợp với những hình ảnh và cảnh nặng nhất. NVLink/SLI cho nhu cầu vRAM lớn hơn.
  • Dung lượng RAM 128/256 GB.
  • Ổ cứng (NVMe SSD): 512GB/1TB/2TB.
  • CPU: Intel Xeon W-2245 hoặc AMD Ryzen Threadripper Pro 3955WX với tốc độ xung nhịp cao 3.90GHz.

Với iRender, các bước đăng ký và sử dụng dịch vụ có thể thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng:

Giá cả hợp lý

iRender cung cấp cấu hình high-end với mức giá hợp lý. Bạn có thể thấy rằng gói server của iRender luôn có giá rẻ hơn nhiều so với các gói của các render farm khác (trên tỷ lệ hiệu suất/giá cả). Hơn nữa, khách hàng của iRender sẽ được hưởng nhiều chương trình khuyến mãi và chiết khấu hấp dẫn. Đặc biệt, tính năng với tính năng fixed rental (tự động thuê dài hạn), khách hàng còn có thể tiết kiệm lên đến 30% khi thuê theo ngày/tuần/tháng.

Và nhiều tiện ích khác

Để giảm thời gian render hơn, người dùng có thể chạy nhiều máy cùng lúc. Bạn có thể sử dụng các máy riêng biệt hoặc kết nối chúng bằng cách sử dụng Thinkbox Deadline. iRender cung cấp giấy phép Redshift, giấy phép Thinkbox Deadline cho khách hàng Prime. Người dùng nạp đủ điểm để trở thành khách hàng Prime sẽ không chỉ được sử dụng giấy phép Redshift/Thinkbox Deadline miễn phí mà còn được hưởng rất nhiều lợi ích độc quyền.

Ngoài ra, người dùng có thể yêu cầu các dịch vụ bổ sung để sử dụng tốt nhất server của iRender, chẳng hạn như mở thêm máy, tăng dung lượng ổ đĩa mạng (Z :), mở cổng, cài đặt NVLink, và thay đổi phần cứng. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng tất cả các dịch vụ này miễn phí.

Kết luận - cách chọn GPU

Với tất cả những ưu điểm vượt trội và cách chọn GPU từ iRender, chắc hẳn bạn đã tìm được cho mình sự lựa chọn hoàn hảo cho dự án cần máy có hiệu suất lớn của mình. iRender tin rằng các gói tăng tốc GPU sẽ mang lại khả năng tương tác và tốc độ cao hơn cho quy trình làm việc của bạn. Người dùng nhận được từ iRender không chỉ là chất lượng sản phẩm tốt nhất mà còn là tính bảo mật cao và thời gian render thoải mái nhất.

Vì vậy, còn chần chừ gì nữa, hãy ĐĂNG KÝ tài khoản ngay hôm nay để trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ với Ms Minh: [email protected] hoặc qua Zalo: 0387600592 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

iRender – Happy Supporting!

Nguồn tham khảo: creativebloq.com
, , , , , , , , , , , , , , , , ,

Yen Lily

Hi everyone. Being a Customer Support from iRender, I always hope to share and learn new things with 3D artists, data scientists from all over the world.
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116