March 18, 2020 iRendercs

Đánh Giá Card Đồ Họa Nvidia GeForce GTX 1080 Ti

iRender GPUhub đang sử dụng bộ card Nvidia GTX 1080Ti để cho cung cấp dịch vụ cho các bạn muốn sử dụng Cloud GPU. Chúng ta cùng xem hiệu năng của bộ card Nvidia GTX 1080Ti thế nào nhé.

Có thể xem GeForce GTX 1080 Tiphiên bản rút gọn của Titan X được Nvidia hướng đến máy tính chơi game cao cấp. Thiết kế card dựa trên nhân đồ họa GP102 tương tự mẫu Titan X cùng dòng, hứa hẹn khả năng chinh phục các tựa game offlineđộ phân giải 4K cùng đồ họa chất lượng cao. Một yếu tố hấp dẫn khác của sản phẩm là giá bán đề nghị chỉ 699 USD, cao hơn 599 USD của GTX 1080 nhưng lại thấp hơn đáng kể so với 1.200 USD của Titan X.

Trong bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về sức mạnh của GTX 1080 Ti dựa trên những công cụ benchmark thực tế cùng một số tựa game nặng ở độ phân giải 4K.

Ưu điểm:

  • Hiệu năng mạnh mẽ, thể chơi game 4K với chất lượng đồ họa cao.
  • Tỷ suất hiệu năng/giá tốt hơn Titan X.
  • Trang bị 11GB RAM GDDR5X.

Khuyết điểm:

  • Hiệu quả tản nhiệt thấp khi chạy ứng dụng đồ họa, game nặng.

Thiết kế

Mẫu 1080 Ti mình nhận được từ Nvidia là phiên bản tiêu chuẩn hay còn được biết đến dưới tên gọi bản tham chiếu do Nvidia cung cấp cho đối tác trên toàn cầu. Vì vậy kiểu dáng sản phẩm vẫn mang nhiều nét tương đồng với hai mẫu card cùng dòng là GTX 1080Titan X.

Cụ thể bo mạch thiết kế chuẩn full size (26,7 x 11,1 cm) và chiếm hai khe gắn card mở rộng trên bo mạch chủ. Công nghệ tản nhiệt lồng sóc với khối tản nhiệt áp trực tiếp lên GPU cùng quạt làm mát đệm bi tốc độ cao, và tuổi thọ dài hơn đáng kể so với quạt đệm bọc.

Xét về hiệu quả thì tản nhiệt lồng sóc không được đánh giá cao như phiên bản custom do đối tác Nvidia sản xuất, tuy nhiên nó lại ít ảnh hưởng đến các phần cứng khác do luồng không khí nóng được đẩy thẳng ra ngoài qua các khe thoát nhiệt ở mặt sau, hạn chế sự gia tăng nhiệt độ bên trong thùng máy.

Điều này cũng thể hiện qua phép thử thực tế cho thấy, tản nhiệt hoạt động khá êm nhưng nhiệt độ GPU khá cao, dao động ở mức 52 độ C khi hệ thống chạy không tải và lên đến 83 độ C trong phép thử đồ họa 3DMark hoặc chơi game.

Các ngõ xuất tín hiệu hình ảnh gồm HDMI 2.0 và 3 ngõ DisplayPort 1.4, kết hợp cùng công nghệ Nvidia Surround tự động phát hiện, ghép nối 4 màn hình cùng lúc để hiển thị những hình ảnh có độ phân giải lên tới 7.680 x 4.320 pixel cho nhu cầu chơi game, trình chiếu phim ảnh hoặc cần làm việc với nhiều ứng dụng cùng lúc.

Thông số kỹ thuật GTX 1080 Ti

Về mặt kỹ thuật, GTX 1080 Ti dựa trên nhân đồ họa Pascal GP102 như mẫu Titan X, có tổng cộng 3.584 nhân CUDA chạy ở 1.480 MHz và có thể tăng tốc đạt 1.582 MHz khi chuyển sang chế độ Boost. Tuy có cùng số nhân CUDA nhưng GPU mới của Nvidia chỉ có 88 Streaming Multiprocessor so với Titan X96 SM (tạm dịch khối xử lý đa luồng)

Tương tự, dung lượng bộ nhớđộ rộng băng thông (bus) đồ họa GDDR5X cũng thấp hơn một chút nhưng điều này dường như không ảnh hưởng đến năng lực xử lý của card. Theo Nvidia cho biết 1080 Ti có khả năng tính toán dấu chấm động có độ chính xác đơn (single-precision) đạt đến 11,34 TFLOPS và dấu chấm động độ chính xác kép (double -precision) là 332 TFLOPS; tức cao hơn một chút so với Titan X.

Song song với sức mạnh nội tại, card mới cũng hỗ trợ một số công nghệ nhằm mang đến người dùng nhiều trải nghiệm thú vị hơn. Chẳng hạn, Simultaneous Multi-Projection hỗ trợ chơi game thực tế ảo VR, GPU Boost 3.0 tự điều chỉnh xung nhịp GPU theo yêu cầu hệ thống hoặc công nghệ Ansel hỗ trợ chụp màn hình với độ phân giải cực cao.

Một số công nghệ liên quan đến bộ nhớ như Tiled Rendering chia nhỏ khung hình thành nhiều ô để dựng, Tiled Caching tối ưu việc lưu dữ liệu trong bộ nhớ L2 cache và quá trình nén dữ liệu cũng được cải thiện đáng kể. Điều này giúp tăng tốc độ dựng hình, GPU ít phải dùng đến bộ nhớ thứ cấp L3, bộ nhớ đồ họa và phân bổ VRAM cho những tác vụ khác hiệu quả hơn.

GTX 1080 Ti sử dụng mạch nguồn 7 pha kép, 2 đường cấp nguồn +12V PCIe 8 chân6 chân với mức TDP 250W, bộ nguồn 600W hoặc cao hơn nhằm đáp ứng khả năng cấp nguồn cho toàn hệ thống khi chơi game hoặc xử lý các tác vụ đồ họa nặng.

Cấu hình thử nghiệm

Để đánh giá sức mạnh mẫu card 1080 Ti của Nvidia, mình sử dụng cấu hình phần cứng dựa trên nền tảng Haswell-E với bo mạch chủ MSI X99 Godlike Gaming, CPU Intel Core i7-6950X Extreme Edition, RAM GeIL Evo DDR4 2*8GB, bus 3.200 MHz, SSD Intel 730 480GB và nguồn Cooler Master RS-C50 1250W.

Bên cạnh những công cụ chuyên đo hiệu năng đồ họa như 3DMarkHeaven Benchmark, mình cũng kiểm thử khả năng chiến game ở độ phân giải QHD (2.560 x 1.440 pixel) và 4K (3.840 x 2.160 pixel). Trong quá trình thực nghiệm, hệ thống chạy với thông số thiết lập mặc định của nhà sản xuất và kết quả phép thử chỉ được ghi nhận nếu sai số giữa 3 lần test không đáng kể.

Cũng cần nói thêm về việc chọn lựa phép thử. Mình chỉ ưu tiên các công cụ giả lập của hãng thứ ba vì khả năng mô phỏng hoạt động của ứng dụng theo cách đặc biệt để đưa ra kết quả chi tiết, độ chính xác cao, có thể dùng đối chiếu với những sản phẩm từng thử nghiệm trước đó.

Đánh giá hiệu năng

Kết quả tổng thể cho thấy sức mạnh của bộ đôi Core i7-6950X cùng GTX 1080 Ti đủ chinh phục tất cả phép thử theo kịch bản xây dựng ở độ phân giải 4K với chất lượng đồ họa ở mức rất cao. Trong các game thử nghiệm, nội lực GTX 1080 Ti thể hiện một cách rõ nét qua số khung hình tối thiểu luôn cao hơn 30 fps, số khung hình tối đa cũng vượt con số 60 fps, ngưỡng tối ưu mà nhiều game thủ hướng đến.

Bên cạnh đó, giá trị mẫu card đồ họa cao cấp tiếp tục được khẳng định khi không xảy ra hiện tượng lag (giật hình). Đặc biệt tỷ lệ khung hình sụt giảm tương đối thấp khi mình đẩy thiết lập đồ họa lên mức tối đa để tăng thêm sự phấn khích, mang lại những trải nghiệm tốt nhất trong game.

Cụ thể với Rise of the Tomb Raider, phiên bản mới nhất trong hành trình khám phá cổ mộ của cô nàng Lara xinh đẹp. Cấu hình thử nghiệm đạt 84,47 fps và giảm còn 66,47 fps ở độ phân giải 4K và chất lượng đồ họa cao nhất.

​Tương tự với Ashes of the Singularity thuộc thể loại game chiến thuật vĩ mô và là một trong những tựa game đầu tiên hỗ trợ đồ họa DirectX 12, mẫu card Nvidia đạt trung bình 64,2 fps và thấp nhất là 54,1 fps. Chi tiết kết quả thử nghiệm, bạn có thể xem trong bảng kết quả bên dưới.

​Trong khi đó Batman: Arkham Knight, dù sử dụng engine đồ họa Unreal 3 cũ kĩ nhưng vẫn là tựa game có chất lượng đồ họa đẹp và không hề thua kém những tựa game mới khác. Cấu hình thử nghiệm đạt trung bình 85 fps và giảm còn 60 fps ở chuẩn 4K, thiết lập đồ họa cao.

Trở lại với công cụ benchmark tiêu chuẩn. Cấu hình thử nghiệm đạt 6.676 điểm 3DMark Fire Strike Ultra, trong đó đồ họa đạt 6.572 điểm và CPU19,958 điểm. Tương tự với phép thử 3DMark TimeSpy được thiết kế nhằm khai thác sức mạnh bộ thư viện DirectX 12, hệ thống đạt 9.173 điểm trong đó đồ họa 1080 Ti đạt 9.300 điểm và chip Core i7-6950X đạt 8.515 điểm.

Xét riêng về điểm đồ họa thì mẫu Nvidia GeForce GTX 1080 Ti cao hơn khoảng 25,6% so với Asus ROG Strix GTX 1080, hơn Aorus GTX 1080 của Gigabyte 17,4% và đặc biệt bỏ xa mẫu Titan X cũ (kiến trúc Maxwell) đến 83,2%??? Liệu có liên quan đến “tin đồnNvidia tìm cách giới hạn hiệu năng các sản phẩm thế hệ trước qua trình điều khiển hay không thì mình không chắc chắn. Tuy nhiên, kết quả trên lại là tin buồn vì mình hiện vẫn dùng Titan X Maxwell trong cấu hình chính, dùng review các phần cứng khác nhau.

Với Heaven Benchmark, phép thử đồ họa có nhiều nét tương đồng với 3DMark nhưng nhấn mạnh công nghệ Tessellation, khả năng dựng hình của GTX 1080 Ti ở độ phân giải 4K đạt 70,8 fps và giảm còn 37,8 fps khi đẩy chất lượng đồ họa lên mức Ultra. So với kết quả Titan X Maxwell thì cao hơn lần lượt 65,3%67,9% trong cùng phép thử.

Nhiệt độ, công suất tiêu thụ

Đánh giá khả năng tản nhiệt và công suất tiêu thụ cấu hình thử nghiệm (không bao gồm màn hình) qua phép thử đồ họa 3DMark. Nhiệt độ và công suất hệ thống ghi nhận qua phần mềm GPU-zLogger Lite trong môi trường khoảng 26 độ C.

Ở chế độ không tải, nhiệt độ GPU dao động ở 52 độ C và mức công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm tính theo trị số trung bình là 159,8W, so với mẫu Asus Strix GTX 108047 độ, 133,5W và tương ứng của Titan X Maxwell 41 độ, 166,5W.

Trong phép thử đồ họa 3DMark và chơi game, mức công suất tiêu thụ cao nhất của cấu hình thử nghiệm là 386W. Tản nhiệt hoạt động khá ồn, tốc độ quạt vào khoảng 2.346 vòng/phút nhưng xét hiệu quả tản nhiệt không cao khi GPU đạt đến 83 độ C. Dù vẫn thấp hơn ngưỡng tới hạn mà Nvidia công bố (91 độ C) nhưng điều này cho thấy khả năng ép xung của card không cao vì rất dễ rơi vào tình trạng quá nhiệt.

Tổng quan sản phẩm Nvidia GeForce GTX 1080 Ti

Việc ra mắt Nvidia GeForce GTX 1080 Ti cho thấy Nvidia tiếp tục dẫn đầu về hiệu năng trong dòng card đồ họa đơn nhân. Đây cũng là được xem là đối thủ nặng ký của Vega 10 của AMD.

Xét về giá, mẫu card mới có giá bán lẻ đề nghị 699 USD (khoảng 16,5 triệu đồng), thấp hơn đáng kể so với 1.200 USD của Titan X Pascal. Bên cạnh đó, sản phẩm còn hấp dẫn người dùng bởi sức mạnh tính toán không hề kém cạnh, hiệu năng thực tế đủ chinh phục tất cả phép thử ở cả độ phân giải 4K với chất lượng đồ họa cao nhất. Vấn đề là GTX 1080 Ti FE và các phiên bản custom hiện chưa có giá chính thức tại Việt Nam, tuy nhiên theo dự đoán sẽ cao hơn con số 20 triệu đồng. Và điều này sẽ làm giảm ưu thế cạnh tranh của sản phẩm trước GTX 1080.

Nvidia GeForce GTX 1080 Ti là một card đồ hoạ sức mạnh, nếu bạn muốn trải nghiệm sức mạnh bộ card này chỉ với 100k/giờ thì vui lòng liên hệ iRender GPUhub.

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116