Cách tăng và giảm tốc độ clip trong After Effects
Một trong những tùy chọn đơn giản được sử dụng nhiều nhất trong After Effects là tăng và giảm tốc độ clip để đạt được kết quả mong muốn. Tùy chọn này tuy đơn giản, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó có thể tạo ra các frame tĩnh, hình ảnh sẽ không chạy mượt mà, hoặc bạn sẽ gặp lỗi Quality Check Failed khi tải clip lên các kênh TV. Trong bài viết hôm nay, iRender sẽ hướng dẫn bạn các cách để tăng và giảm tốc độ clip trong After Effects và ưu, nhược điểm của từng cách.
1. Ba cách tăng và giảm tốc độ clip trong After Effects
Cách 1: Tăng và giảm tốc độ clip trong After Effects với Time Remap
Việc tăng tốc hoặc làm chậm một clip trong After Effects với Time Remap vô cùng đơn giản. (Các keyframe sẽ hỗ trợ nén hoặc mở rộng tất cả các keyframe của clip mà bạn muốn sửa đổi.) Chi tiết các bước như sau:
Bước 1: Bật tùy chọn Time Remapping
Chuột phải vào clip hoặc bố cục trước, chuyển đến Time và chọn Enable Time Remapping. Một tham số mới có tên Time Remap sẽ xuất hiện trong các tùy chọn layer.
Bước 2: Điều chỉnh keyframe
Sẽ có một keyframe ở đầu và cuối clip hoặc pre-composition. Hãy coi khoảng cách giữa hai keyframe là toàn bộ thời lượng footage của bạn. Chỉ cần kéo keyframe cuối đến gần keyframe đầu tiên, bạn sẽ tăng tốc độ clip. Ngược lại, khi kéo keyframe ra xa keyframe đầu, tốc độ clip sẽ chậm lại.
Bước 3: Thêm speed ramp bằng cách sử dụng các keyframe và easy-ease
Bạn có thể dùng Easy ease cho các keyframe; Easy ease sẽ tự thực hiện chức năng của nó đối với các keyframe. Bạn cũng có thể tăng tốc hoặc làm chậm các phần của clip bằng cách tách phần mong muốn bằng hai keyframe khác.
Ví dụ: di chuyển cả keyframe ở cuối phần mong muốn và keyframe ở cuối clip sang bên phải, clip sẽ chậm lại. Ngược lại, di chuyển các keyframe đầu để tăng tốc video.
Bước 4: Xóa các frame trùng lặp
Nhược điểm của cách này này là khi bạn muốn làm chậm video, Time Remap sẽ tạo ra các frame tĩnh. Frame tĩnh (still frame) là một frame trùng lặp, liên tiếp thường được tạo bởi phần mềm chỉnh sửa khi tốc độ frame của clip bị thay đổi hoặc áp dụng hiệu ứng làm chậm mà không dùng bất kỳ phần mềm trộn frame nào. Frame tĩnh sẽ có thể gây ra cảm giác dòng chảy của video bị “lỡ nhịp”. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì có một giải pháp để xử lý vấn đề này như sau:
Để tránh các frame tĩnh được tạo ra làm chậm footage, bạn phải chọn Frame Blending > bật Frame Blending. Tùy chọn này sẽ phân tích tất cả các frame và sẽ tạo/điều chỉnh các frame trung gian mới, từ đó, mọi thứ sẽ phát một cách mượt mà.
Cách 2: Dùng speed ramping nâng cao trong After Effects
Speed Ramping được sử dụng khi bạn muốn kiểm soát tốt hơn tốc độ của thời gian bị làm chậm hoặc tăng tốc. Ví dụ: nếu bạn muốn bắt đầu thật chậm, sau đó tăng tốc ổn định, tiếp theo là tăng tốc nhanh hơn và cuối cùng giảm tốc ngược chiều.
Bước 1: Thiết lập keyframe cho Time Remap, kích hoạt Frame Blending và mở Graph Editor
Sau khi thiết lập keyframe cho tham số Time Remap và bật Frame Blending, hãy chọn một keyframe và nhấn vào Graph Editor.
Bước 2: Chỉnh sửa Speed Graph và thiết lập các keyframe đầu tiên
Từ cuối màn hình, bạn sẽ muốn thay đổi loại biểu đồ và đảm bảo rằng nó được đặt thành dạng Edit Speed Graph (dạng Value Graph được đặt là mặc định). Ngoài ra, hãy quay lại chế độ xem bình thường bằng cách nhấp lại vào Graph Editor, đặt keyframe đầu tiên thành Easy Ease Out và keyframe cuối thành Easy Ease In.
Bước 3: Dùng handlebars vàng để thêm dải tốc độ
Nhấn lại vào Graph Editor và kéo các thanh điều khiển màu vàng theo ý muốn.
Cách 3: Tăng và giảm tốc độ clip trong After Effects với Time Stretch
Time Stretch là cách dễ nhất để tăng tốc hoặc làm chậm clip trong After Effects. Chỉ bằng một vài cú nhấp chuột, bạn có thể hoàn thành công việc của mình. Có một nhược điểm là nếu bạn muốn làm chậm các clip, nó sẽ tạo ra các frame tĩnh, nhưng bạn có thể loại bỏ chúng bằng cách sử dụng Frame Blending. Ngoài ra, bạn chỉ có thể áp dụng nó cho toàn bộ clip và cắt layer sau đó.
Di chuyển đến Time > Time Stretch
Để sử dụng nó, chuột phải vào layer > di chuyển tới Time > chọn Time Stretch. Một cửa sổ mới sẽ xuất hiện sau đó và giống như trong Premiere Pro, bạn có thể chọn tỷ lệ phần trăm mong muốn. Sự khác biệt duy nhất là không có luồng quang hoặc bất kỳ tùy chọn frame blending nào.
Nhập tỷ lệ phần trăm bạn muốn và nhấn OK. Bất kỳ giá trị nào trên 100 sẽ làm chậm clip, trong khi bất kỳ giá trị nào dưới 100 sẽ tăng tốc clip. Điều này cũng khác với tùy chọn tốc độ của Premiere Pro. Tùy chọn trong Premiere Pro hoàn toàn ngược lại.
Kết luận
Tóm lại, bằng cách làm theo các cách trên, bạn sẽ biết chắc chắn cách tăng và giảm tốc độ clip trong After Effects. Sử dụng phương pháp Speed Ramping, bạn sẽ có thể kiểm soát sự tăng tốc hoặc giảm tốc của tốc độ thời gian. Trừ khi bạn chỉ cần điều chỉnh nhanh, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng phương pháp Time Remapping.
2. iRender - Render Farm tốt nhất cho After Effects
iRender là nhà cung cấp dịch vụ kết xuất đám mây tăng tốc GPU chuyên nghiệp cho kết xuất 3D và train AI với hơn 30.000 khách hàng. Chúng tôi được đánh giá cao trong nhiều bảng xếp hạng toàn cầu như CGDirector, Lumion Official, Radarrender, InspirationTuts CAD, All3DP, BlenderBaseCamp, VFX Rendering.
Dịch vụ iRender cung cấp
Chúng tôi cung cấp các máy chủ (server) cấu hình cao giúp tăng tốc kết xuất CPU và GPU. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn có toàn quyền kiểm soát server mà bạn thuê. Do đó, bạn có thể tùy ý cài đặt bất cứ phần mềm và plugin nào để thiết lập môi trường làm việc riêng của bạn. iRender cung cấp các các server đơn và đa GPU với dòng card đồ họa Nvidia Geforce RTX 3090 và RTX 4090 mạnh mẽ nhất thị trường, với CPU khỏe AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 3955WX @ 3.9 GHz đáp ứng tất cả các dự án After Effects. Ngoài ra, bạn có thể chuyển đổi qua lại giữa các gói cấu hình máy mà không cần phải cài lại phần mềm. Bạn thậm chí có thể chạy nhiều server cùng lúc để tăng tốc quá trình render và tất nhiên, cũng không cần phải cài đặt lại bất cứ thứ gì.
Tại sao chọn chúng tôi cho dự án After Effects của bạn?
Chúng tôi đã phát triển nhiều gói máy tối ưu hóa cho kết xuất GPU và CPU. Khi sử dụng một trong các máy chủ này, bạn được đảm bảo trải nghiệm hiệu suất tối đa trong mức ngân sách của mình. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn các gói cấu hình từ cơ bản đến mạnh nhất. Với After Effects, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với server 3S (CPU: AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 3955WX @ 3.9 GHz). Với 256GB RAM và dung lượng ổ cứng SSD NVMe 2T, gói máy này sẽ đáp ứng tất cả các dự án của After Effects của bạn. Tìm hiểu thêm về mức giá và cấu hình các gói máy của iRender tại đây.
Cùng chúng tôi test hiệu suất render After Effects trên server 5P (CPU: AMD Ryzen Threadripper Pro 3955WX và 4 GPU RTX 3090) trong video sau:
Dịch vụ đi kèm
Ngoài cấu hình server mạnh mẽ, chúng tôi còn cung cấp nhiều tính năng hữu ích khác (Nhân bản máy, chuyển đổi các gói cấu hình, hỗ trợ NVLink, APIs, custom cấu hình theo nhu cầu, thuê máy theo ngày/tuần/tháng với mức giá ưu đãi v.v). Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình từ đội ngũ kỹ thuật luôn trực 24/7. Trong tháng này, chúng tôi đang có chương trình ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT: Tặng 20% Bonus cho khách hàng đăng ký tài khoản và nạp tiền trong vòng 24h.
Let’s get started!
Nhận COUPON trải nghiệm miễn phí server của chúng tôi ngay hôm nay. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua Zalo 0915875500 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
iRender – Chúc bạn đọc một ngày làm việc hiệu quả!
Nguồn tham khảo và hình ảnh: teckers.com