Cách nhóm các đối tượng trong Blender
Blender cung cấp nền tảng (flatform) cho các nhà thiết kế 3D có thể làm gần như mọi thứ, giúp họ thỏa sức sáng tạo. Phần mềm đồ họa miễn phí có thể được sử dụng cho nghệ thuật 2D và 3D, animation, visual effects, texture painting, rendering, virtual reality, rigging, character modeling, v.v., tất cả trong một nền tảng. Có thể nói, nhà thiết kế có thể làm tất cả mọi thứ với Blender!
Với tất cả những thứ có thể thực hiện trên Blender, đôi khi không gian làm việc thiết kế có thể hơi lộn xộn và thiếu tổ chức vì bạn phải nhìn quá nhiều đối tượng (objects). Khi dựng một cảnh 3D lớn với nhiều đối tượng, có thể khó theo dõi từng đối tượng. Nếu bạn đang tìm giải pháp cho vấn đề trên thì bài viết này sẽ là phương pháp hữu ích, giúp quá trình thiết kế của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Blender cung cấp cho người dùng một cách để phân loại các đối tượng thành các nhóm tương ứng để người dùng có thể truy cập các đối tượng một cách dễ dàng và chỉnh sửa theo nhu cầu.
Hãy cùng theo dõi chi tiết cách nhóm các đối tượng trong Blender qua bài viết này nhé.
Giao diện người dùng (User Interface)
Ngay sau khi mở Blender sẽ có một màn hình xuất hiện được gọi là Splash Screen. Đây là vùng thông tin hiển thị phiên bản Blender được sử dụng và vùng tương tác (Interaction Region), cho phép bạn mở một tệp mới, tệp mở gần đây hoặc đã lưu trước đó, mở các tệp được phần mềm tự động lưu và hiển thị các liên kết đến Blender Release Notes và Development Fund.
Sau khi mở tệp Blender, giao diện người dùng được chia thành bốn phần quan trọng cần biết:
- 3D Viewport (viền đỏ): Không gian làm việc này hiển thị tất cả các mô hình 3D hiện đang được sử dụng. Đây là nơi bạn sẽ thực hiện hầu hết với mô hình của mình
- Outliner (viền vàng): Tất cả các đối tượng trong 3D Viewport được liệt kê tại box này
- Properties (viền tím): Các công cụ để chỉnh sửa các đối tượng hoạt động trong cảnh có sẵn tại đây
- Timeline (viền xanh lam): Thanh hiển thị animation frames của cảnh.
Chúng ta vừa đi qua các khái niệm cơ bản, hãy xem các bước để nhóm các đối tượng trong Blender!
Bước 1: Chọn các đối tượng cần nhóm
Đầu tiên, bạn cần quyết định những đối tượng nào bạn muốn ghép lại với nhau trong một nhóm. Nhóm các đối tượng trong Blender được gọi là một Collection. Ví dụ các đối tượng ngẫu nhiên trong hình trên có thể được thêm vào trong 3D Viewport bằng cách:
- Nhấn Shift + A trên bàn phím để mở menu “Add”
- Mở rộng tùy chọn “Mesh”
- Nhấp chuột trái vào các đối tượng mà bạn muốn thêm vào cảnh
Sau khi chọn các đối tượng mà bạn muốn nhóm lại với nhau trong một Collection:
- Giữ phím Shift trên bàn phím
- Chọn các đối tượng đã chọn bằng cách click chuột trái
Mẹo: Nếu bạn muốn chọn tất cả các đối tượng trong cảnh, chỉ cần nhấn phím “A” trên bàn phím. Các đối tượng được chọn sẽ được tô màu cam.
Lưu ý: Mặc định có một collection trong Outliner tên là “Scene Collection”. Không thể xóa Collection này vì nó chứa tất cả các đối tượng và Collection trong cảnh, đây là Collection cao nhất trong phân cấp Collection.
Bước 2: Di chuyển đến Collection
Sau khi chọn các đối tượng cần thiết:
- Bấm chuột phải vào một trong các đối tượng đã chọn để mở “Object Context menu”
- Click chọn “Move to Collection” (hoặc chỉ cần bấm phím “M” để mở menu “Move to Collection”)
- Bây giờ, bạn có thể nhấp vào “+ New Collection” để tạo Collection mới cho các đối tượng đã chọn hoặc bạn có thể chọn thêm chúng vào bất kỳ Collection hiện có nào
- Nếu bạn bắt đầu một Collection mới, bạn sẽ được yêu cầu đặt tên cho Collection đó. Ngoài ra, bất kỳ Collection nào trong Outliner cũng có thể được đổi tên bằng cách click đúp vào tên Collection và nhập tên mới.
Mẹo: Để tạo Collection mới, bạn cũng có thể nhấn tổ hợp Ctrl + G trên bàn phím. Hoặc click vào nút “New Collection” ở góc trên bên phải của Outliner
Bước 3: Outliner
Tất cả các Collection mới và đã có đều có thể được tìm thấy trong Outliner. Collection có thể được mở rộng hoặc thu nhỏ bằng cách click chuột vào các mũi tên nhỏ ở bên trái của tên Collection. Collection mở rộng hiển thị tất cả các đối tượng và các Collection có bên trong.
Có hai công cụ hữu ích để quản lý nhiều Collection:
- Color coding (viền vàng): Các Collection có thể được mã hóa bằng màu sắc để tổ chức tốt hơn. Để làm được điều này, hãy nhấp chuột phải vào tên Collection, thao tác này sẽ mở menu Collection, nơi bạn sẽ thấy tùy chọn thẻ màu (nằm ngay bên dưới tùy chọn View Layer) hiển thị các màu khác nhau. Bạn có thể đặt màu ưa thích của mình cho Collection.
- Search bar (đường viền màu xanh lá cây): Sử dụng thanh tìm kiếm ở trên cùng của Outliner, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ đối tượng hoặc Collection nào có trong Outliner bằng cách nhập tên đối tượng hoặc Collection và kết quả phù hợp sẽ được thể hiện bằng màu xanh trong Outliner.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tượng trong Collection, bạn không cần phải mở rộng Collection để đối tượng được tìm kiếm được đánh dấu, Collection tương ứng sẽ tự mở rộng.
Sau khi nhóm thành công các đối tượng với nhau, chúng ta sẽ xem xét một số công cụ và menu quan trọng liên quan đến việc nhóm trong Blender.
Collection Menu
Khi bạn nhấp chuột phải vào tên của Collection trong Outliner, menu Collection sẽ mở ra, hiển thị các tùy chọn sau:
- New: tạo một Collection mới bên trong Collection mà bạn đã nhấp chuột phải vào
- Duplicate Collection: tạo một bản sao của Collection hiện đang được chọn, với các tên “Collection name.001”, “Collection name.002”, v.v
- Duplicate Linked: tạo bản sao của Collection đã chọn với dữ liệu của các đối tượng được liên kết với Bộ sưu tập ban đầu. Các thay đổi đối với các đối tượng ban đầu (ngoài phép biến đổi) sẽ được áp dụng cho Bộ sưu tập được liên kết trùng lặp
- Copy và Paste: được sử dụng để sao chép và dán toàn bộ Collection cùng với các đối tượng của nó
- Delete: xóa Collection đã chọn và không xóa các đối tượng trong đó, trong khi Delete Hierarchy sẽ xóa toàn bộ Collection cùng với các đối tượng của nó
- Select Objects và Deselect Objects được sử dụng để chọn và bỏ chọn tất cả các đối tượng có trong Collection đã chọn
- Instance to Scene: tạo một bản sao của Collection đã chọn trong Outliner cùng với việc chọn tất cả các đối tượng trong 3D Viewport có trong Collection đã chọn
- Unlink: xóa các liên kết đến cảnh khỏi Collection đã chọn và các đối tượng của nó khỏi cảnh
- Visibility: hiển thị hoặc ẩn các Collection đã chọn và các đối tượng của chúng trong 3D Viewport và kết xuất cuối cùng
- View Layer: bật hoặc tắt toàn bộ lớp trong cảnh
- View: hiển thị toàn bộ Collection, Collection đang hoạt động và các đối tượng đầu tiên của chúng
- Area: nhân đôi hoặc chia toàn bộ màn hình thành các cửa sổ mới
Khả năng hiển thị của các đối tượng và Collection
Bạn cũng có thể kiểm soát khả năng hiển thị của các đối tượng và Collection trong Outliner và khung cảnh. Đây là cách thực hiện:
- Mỗi Collection có một checkbox ở bên phải của Outliner, khi checkbox này không được chọn sẽ làm mờ Collection trong Outlier và làm cho các đối tượng của nó ẩn trong 3D Viewport
- Biểu tượng “con mắt” ở bên phải của mỗi Collection và mỗi đối tượng làm cho chúng mờ đi trong Outliner và ẩn đi trong 3D Viewport khi bỏ chọn. Lưu ý: Nếu một Collection được bỏ chọn bằng cách sử dụng tùy chọn này, thì các đối tượng trong Collection đó sẽ không thể được bật và hiển thị
- Biểu tượng “máy ảnh” ở bên phải của mỗi Collection và đối tượng, khi bỏ chọn, sẽ tắt đối tượng đã chọn hoặc toàn bộ Collection lúc kết xuất. Do đó, các đối tượng đó hoặc toàn bộ Collection đó sẽ không được kết xuất
Filtering Collection
Bạn có thể lọc các Collection và đối tượng trong Outliner khi bạn cần. Tùy chọn có ở góc trên cùng bên phải của Outliner, hiển thị các tùy chọn sau:
- Sort Alphabetically thực hiện chính xác như bạn mong đợi, sắp xếp các đối tượng trong tất cả các Collection theo thứ tự bảng chữ cái
- Sync Selection đồng bộ hóa bất cứ thứ gì hiện được chọn trong Outliner với các trình chỉnh sửa khác như 3D Viewport, UV Editor, v.v.
- Show Mode Column hiển thị Mode Column để chuyển đổi Mode
- Exact Match yêu cầu tên chính xác, đầy đủ của một đối tượng hoặc Collection trong thanh tìm kiếm
- Case Sensitive phân biệt chữ hoa chữ thường khi tìm kiếm trong Outliner
- Collections hiển thị hoặc ẩn Collection trong Outliner
- Objects hiển thị hoặc ẩn đối tượng trong Collection trong Outliner
- Object Contents hiển thị hoặc ẩn nội dung của đối tượng trong Outliner
- Object Children hiển thị hoặc ẩn Children của đối tượng trong Outliner
- Meshes hiển thị hoặc ẩn các đối tượng mesh trong Outliner
- Light hiển thị hoặc ẩn lights trong Outliner
- Cameras hiển thị hoặc ẩn cameras trong Outliner
- Empties hiển thị hoặc ẩn các đối tượng trống (như hình ảnh) trong Outliner
Parent-Child Relationship
Việc gán các đối tượng là “Parents” và “Children” trong Blender cũng có thể được sử dụng để sắp xếp thứ bậc của các đối tượng. Mặc dù nó không giống như “grouping”, nhưng nó giúp tổ chức đối tượng nào sẽ ở trên cùng của hệ thống phân cấp và đối tượng nào sẽ ở dưới đối tượng đó.
Lưu ý rằng, một Parent có thể có nhiều Children, nhưng một Children không thể có nhiều Parents.
Để gán mối quan hệ Parent-Child trong Blender:
- Chọn một hoặc nhiều đối tượng bạn muốn gán là “Children”, sau đó chọn đối tượng bạn muốn là “Parent”. Lưu ý rằng bạn cần chọn đối tượng bạn muốn là Children trước vì Blender sẽ đặt đối tượng được chọn cuối cùng là Parent. Parent sẽ được đánh dấu bằng màu cam nhạt hơn với phần Children bằng màu đậm hơn
- Nhấn Ctrl + P trên bàn phím của bạn, thao tác này sẽ mở menu “Set Parent To”
- Nhấp vào tùy chọn “Object“
Trong Outliner, bạn sẽ thấy rằng các đối tượng đã được đặt lần lượt là Parent và Children. Điều đó có nghĩa là đối tượng được chọn làm Parent sẽ có các đối tượng được chọn là Children theo hệ thống phân cấp của nó.
Trên đây là chi tiết cách nhóm các đối tượng trong Blender. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sử dụng Blender!
Xem thêm: Cách sử dụng tính năng lưu tự động trong Blender để khắc phục sự cố
Dịch vụ Cloud Rendering tốt nhất cho Blender
iRender là công ty tiên phong tại Việt Nam cung cấp hiệu suất điện toán cao trên mô hình IaaS (Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ) với hàng nghìn CPU và GPU cho kết xuất 3D, xử lý Big Data hay bất cứ công việc nặng nào. Chúng tôi cung cấp gói CPU và 6 gói GPU với 1/2/4/6/8 card RTX 3090 – phù hợp cho mọi nhu cầu của bạn và tăng tốc thời gian render lên nhiều lần. Người dùng Blender có thể dễ dàng lựa chọn cấu hình từ cơ bản đến mạnh nhất. Bên cạnh đó, công nghệ NVlink tích hợp để mở rộng băng thông dữ liệu giữa GPU và CPU nhanh hơn từ 5-12 lần so với giao tiếp PCI Express. Nó có thể được sử dụng như một memory pool lớn cho GPU để render các cảnh lớn và phức tạp. Với iRender: công nghệ phải là mới nhất.
Cấu hình phần cứng high-end
- 1/2/4/6/8x RTX 3090. Đặc biệt, NVIDIA RTX 3090 – card đồ họa mạnh mẽ nhất hiện nay.
- Dung lượng vRAM 10/24 GB, phù hợp với những hình ảnh và cảnh nặng nhất. NVLink/SLI cho nhu cầu vRAM lớn hơn.
- Dung lượng RAM 128/256 GB.
- Ổ cứng (NVMe SSD): 512GB/1TB/2TB.
- CPU: Intel Xeon W-2245 hoặc AMD Ryzen Threadripper Pro 3955WX với tốc độ xung nhịp cao 3.90GHz.
Hãy cùng iRender test tốc độ của Blender với các gói multi-GPU của chúng tôi nhé:
Giá cả hợp lý
iRender cung cấp cấu hình high-end với mức giá hợp lý. Bạn có thể thấy rằng gói server của iRender luôn có giá rẻ hơn nhiều so với các gói của các render farm khác (trên tỷ lệ hiệu suất/giá cả). Hơn nữa, khách hàng của iRender sẽ được hưởng nhiều chương trình khuyến mãi và chiết khấu hấp dẫn. Đặc biệt, tính năng với tính năng fixed rental (tự động thuê dài hạn), khách hàng còn có thể tiết kiệm lên đến 20% khi thuê theo ngày/tuần/tháng.
ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT cho tháng 12 này: Nhận 20% BONUS cho khách hàng đăng ký lần đầu tiên và nạp tiền trong vòng 24h.
Và nhiều tiện ích khác
Để giảm thời gian render hơn, người dùng có thể chạy nhiều máy cùng lúc. Bạn có thể sử dụng các máy riêng biệt hoặc kết nối chúng bằng cách sử dụng Thinkbox Deadline. iRender cung cấp giấy phép Redshift, giấy phép Thinkbox Deadline cho khách hàng Prime. Người dùng nạp đủ điểm để trở thành khách hàng Prime sẽ không chỉ được sử dụng giấy phép Redshift/Thinkbox Deadline miễn phí mà còn được hưởng rất nhiều lợi ích độc quyền.
Ngoài ra, người dùng có thể yêu cầu các dịch vụ bổ sung để sử dụng tốt nhất server của iRender, chẳng hạn như mở thêm máy, tăng dung lượng ổ đĩa mạng (Z :), mở cổng, cài đặt NVLink, và thay đổi phần cứng. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng tất cả các dịch vụ này miễn phí.
Vì vậy, còn chần chừ gì nữa, hãy ĐĂNG KÝ tài khoản ngay hôm nay để trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ với Ms Minh: [email protected] hoặc qua Zalo: 0387600592 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Nguồn: all3dp.com
iRender – Chúc bạn đọc một ngày tốt lành!