October 17, 2023 Hana Trieu

Các công cụ AI giúp render nhanh hơn trong Octane

Octane sử dụng một số công cụ AI giúp tăng tốc đáng kể quá trình render trong khi vẫn duy trì chất lượng hình ảnh cao. Bộ khử nhiễu (denoiser) và bộ lấy mẫu tăng cường (upsampler) tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để giảm nhiễu và tăng độ phân giải một cách thông minh. Khi được sử dụng phù hợp, hai công cụ này có thể giúp giảm đáng kể thời gian lên lịch render với ít mẫu hơn hoặc độ phân giải gốc thấp hơn. Trong bài viết hôm nay, iRender sẽ cùng bạn tìm hiểu cách sử dụng hai công cụ AI này đúng cách để render nhanh hơn trong Octane.

Công cụ Denoiser

Denoiser của Octane là một công cụ vô cùng hữu ích. Nó cho phép bạn giảm đáng kể lượng mẫu (sample) của mình, và từ đó rút ngắn thời gian render. Nó còn có thể làm sạch nhiễu cho hình ảnh ngay lập tức như một phép thuật.

Để sử dụng Denoiser, bạn hãy đi tới cài đặt Octane (Octane settings) >> tab Camera Imager >> tab Denoiser. Bật tùy chọn “Enable Denoising“. Ngoài ra, còn có một số cài đặt ở đây và bạn có thể để chúng như mặc định. Trong Live Viewer, bạn sẽ thấy hai tab ở phía dưới. Main DeMain (Demain là Main sau khi sử dụng denoiser – tức là Main đã khử nhiễu). Bạn có thể kiểm tra kết quả trước và sau quá trình khử nhiễu bằng cách chọn qua lại hai tab này. 

Ngoài ra, ở phần này còn có hai cài đặt nữa cần lưu ý. Trong Octane Settings >> tab Settings >> tab Devices, có tùy chọn để sử dụng (các) GPU của bạn để khử nhiễu. Cài đặt này đôi khi tắt theo mặc định. Tùy thuộc vào phần cứng của bạn, bạn nên xem xét liệu sử dụng CPU hay GPU, cái nào sẽ nhanh hơn và ổn định hơn. 

Trong cài đặt render của C4D, C4D Render Settings, (không phải Octane Settings) >> phần Octane Renderer, có một lựa chọn cài đặt “Use denoised beauty pass”. Nếu sau này bạn không dùng Render passes để tổng hợp, bạn nên bật tính năng này. Nếu không bật, hình ảnh của bạn sẽ bị khử nhiễu trong Live Viewer, chứ không trong Picture Viewer khi bạn render hình ảnh cuối. Cài đặt này sẽ ghi đè cài đặt trong denoiser. Vì vậy, ngay cả khi tính năng này bị tắt trong Octane Settings, nếu bạn bật “Use denoised beauty pass trong C4D, hình ảnh render cuối của bạn vẫn sẽ bị khử nhiễu. 

Trên đây là lý thuyết. Bây giờ, chúng ta hãy cùng đi vào xem xét từng trường hợp cụ thể để xem tác động của công cụ Denoiser ra sao. 

Denoiser với Scattering

Scattering tốn khá nhiều tài nguyên GPU. Khi sử dụng các cài đặt giống nhau, bạn có thể thấy rằng nó cần rất nhiều sample và do đó cần nhiều thời gian để tự nó trông mượt mà. Khi không dùng Denoiser, 3 phút cho một hình ảnh hầu như không thể chấp nhận được. Khi dùng Denoiser, hình ảnh chỉ với 256 sample trông hoàn toàn ổn, khi chỉ tốn 27 giây render. 

Denoiser với Diffraction

Hình ảnh trên là một vật thể bị nhiễu xạ (diffraction). Đây cũng là một hiệu ứng rất tốn GPU. Một lần nữa, Denoiser tạo ra các kết quả có thể sử dụng được trong khung thời gian nhanh hơn nhiều. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, bạn có thể thấy rằng các phiên bản đã được khử nhiễu mờ đi một chút và bắt đầu mất một số chi tiết nhỏ. Đây là một trong những lưu ý đối với Denoiser. Nó không thể tạo ra thông tin từ con số không, vì vậy với mỗi pixel mà nó tạo ra, nó phải nhìn xung quanh các pixel lân cận và sao chép các thông tin từ chúng. Và do vậy, các chi tiết đó có thể bị mất đi. Trong trường hợp này, bạn nên cân nhắc liệu việc tăng tốc độ render so với việc bị mất một số chi tiết có đáng hay không. 

Denoiser với Diffuse

Cuối cùng, đối với một số scene, quá trình khử nhiễu thực sự có thể chậm hơn, đặc biệt nếu những scene đó sẽ được render một cách nhanh chóng. 

Denoising không diễn ra ngay tức thì, nó là một quá trình và  nó gây ra một số chi phí. Trong scene ví dụ trên, bạn có thể thấy rằng trên máy Mac chạy i7 và Vega 20, quá trình khử nhiễu thực sự tốn thêm một khoảng thời gian đáng kể – gần 40 giây chênh lệch giữa không denoise và có denoise! Nếu bạn có thể có được một kết quả rõ ràng trong vòng chưa đầy 40 giây trên card đó, thì việc khử nhiễu sẽ không còn ý nghĩa. Ngay cả với phần cứng nhanh, 3 giây tiêu tốn thêm vào kết xuất 2 giây trêm hình ảnh 16 sample cộng lại bằng 5 giây và bằng thời gian kết xuất hình ảnh 128 sample khi không có tính năng khử nhiễu.

Tóm lại, Denoiser là một công cụ hậu kỳ hữu ích. Nó giúp giảm thời gian render và làm sạch noise cho hình ảnh nhanh hơn. Nhưng bạn cũng cần phải thiết lập các cài đặt Kernel hợp lý trước đó để để tận dụng tối đa công cụ AI này.

Công cụ AI Upsampler

Đây là một công cụ tương đối mới. Nó hoạt động giống như các phần mềm Alien Skin Blowup hoặc Topaz Gigapixel. Nó render ở độ phân giải thấp hơn (một nửa hoặc một phần tư), sau đó up sample nó ngay ở quá trình cuối. Giống như Denoiser, công cụ này cần một nền tảng tốt về cài đặt Kernel và nó chỉ hoạt động tốt trên một số loại scene nhất định (những scene không cần quá sắc nét).

Công cụ này thật sự hữu ích ở chỗ nó cho phép bạn sử dụng nhiều sample hơn mà thời gian render vẫn nhanh. Trong ví dụ trên, khi không dùng Denoiser và Upsampler, phải mất 4096 sample để có được hình ảnh rõ nét. Khi sử dụng Upsampler, sample nhân đôi lên 8192 trong khi thời gian render giảm một nửa. Sau đó, sử dụng thêm Denoiser, hình ảnh vẫn có chất lượng tốt và không tốn quá nhiều chi phí (thời gian render). 

Bạn nên thử sử dụng hai công cụ này riêng lẻ hoặc kết hợp cùng nhau chỉ để xem liệu chúng có giúp giảm bớt thời gian render hay không. Đôi lúc, kết quả render sẽ rất kinh ngạc và đáng mong đợi. 

Kết luận: Hai công cụ AI, Denoiser và Upsampler, của Octane cung cấp giải pháp AI mạnh mẽ để tăng tốc quá trình render mà không làm giảm chất lượng hình ảnh cuối cùng. Với sự hiểu biết rõ ràng về cách thức và thời điểm áp dụng những công cụ này một cách hiệu quả, bạn có thể rút ngắn đáng kể thời gian kết xuất. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thực hành nhiều để tận dụng tối đa khả năng của chúng. Mặc dù hữu ích, những công cụ này không phải là “viên đạn ma thuật” và bạn vẫn cần hiểu rất kỹ về các cài đặt Kernel để cung cấp cho các công cụ AI một nền tảng vững chắc để hoạt động. Đôi khi, việc áp dụng sai các công cụ này thực sự có thể làm chậm quá trình render hoặc làm giảm chất lượng. Nhưng chúng tôi tin rằng với thử nghiệm và kinh nghiệm cũng như lựa chọn nơi thích hợp để sử dụng, những công cụ AI này chắc chắn có thể giúp hợp lý hóa quy trình làm việc của bạn và giúp bạn render nhanh hơn trong Octane.

Tăng tốc render Octane với iRender

iRender cung cấp máy chủ (server) cấu hình cao, cụ thể là 1/2/4/6/8x RTX 4090 & RTX 3090. Với CPU mạnh mẽ cho Octane là AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 3955WX @ 3.9 – 4.2GHz và AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 5975WX @ 3.6 – 4.5GHz, bộ nhớ RAM 256GB và dung lượng ổ cứng NVMe SSD 2T, tất cả các server của chúng tôi có thể xử lý hầu hết mọi mức độ phức tạp của các dự án Octane.

iRender mang đến cho bạn, các nghệ sĩ 3D, một giải pháp render mạnh mẽ và hợp lý để thỏa sức sáng tạo. Chúng tôi tự hào là render farm duy nhất nơi bạn có thể cài đặt bất kỳ phần mềm, plugin phiên bản nào để phục vụ cho dự án. Bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát các server và sử dụng chúng như máy tính cá nhân của mình.

Hãy cùng theo dõi video test hiệu suất render Octane trên server 6x RTX 4090 của chúng tôi.

Sử dụng dịch vụ của iRender chưa bao giờ dễ dàng và tiện lợi hơn chỉ qua một ứng dụng:

Nhận ưu đãi 100% cho khoản nạp đầu tiên trong vòng 24 giờ đăng ký từ chương trình ưu đãi đặc biệt tháng 10 của chúng tôi.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84915875500

 

iRender – Happy Rendering!

Nguồn tham khảo: otoy.com
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Hana Trieu

iRender - Happy Rendering!
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116