December 30, 2020 iRendercs

Hướng dẫn Render Setting tối ưu trên Blender 2.8

Cách đây không lâu, Blender đã chính thức trình làng đồ họa phiên bản 2.90 Alpha, trở thành một cột mốc đánh dấu đưa Blender 2.83 trở thành phiên bản cuối cùng của series 2.8. Mặc dù đã dừng sản xuất cho series này, Blender vẫn quyết định dành sự hỗ trợ lâu dài cho phiên bản 2.83 LTS. Do đó, chúng tôi nghĩ rằng việc nắm rõ các thiết lập setting output trên phiên bản 2.83 sẽ vẫn là một kiến thức hữu ích cho những bạn đang và sẽ cần render cho những dự án tiếp theo của mình trên phiên bản 2.83 sau này.

Chọn một công cụ render trong Blender 2.83

Bước đầu tiên, bạn cần phải lựa chọn công cụ render. Hãy truy cập vào Setting Render và click tab đầu tiên, bạn sẽ thấy các công cụ render có sẵn trên phần mềm bao gồm:

  • Workbench: Công cụ render được thiết kế cho việc bố trí cảnh, kiến tạo mô hình và xem trước
  • Cycles: Công cụ render vật lý có khả năng dò đường dẫn ánh sáng Eevee: Công cụ render vật lý dựa trên thời gian thực
  • Radeon ProRender: Công cụ render vật lý giúp hiển thị theo dõi đường dẫn CPU và GPU 

Lưu ý: Trình render của bên thứ ba (chẳng hạn như ProRender) sẽ có sẵn dưới dạng tiện ích bổ sung (add-ons) và sở hữu những setting render riêng để kiểm soát chất lượng và hiệu suất render.

Blender cũng hỗ trợ render khung 3D viewport cho tất cả các công cụ nội bộ và bên thứ ba, giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn trong việc thay đổi ánh sáng và đổ bóng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Sau khi cài đặt xong, bạn có thể render và xuất ra một hình ảnh hoặc animation chất lượng cao cuối cùng.

Khi bạn đã sẵn sàng để bắt đầu render cảnh, hãy nhấn chọn nút Start Render trong menu Render từ thanh công cụ chính. Hoặc đơn giản bạn chỉ cần nhấn phím F12 nếu bạn là người có thói quen hay sử dụng các phím tắt.

Nếu bạn đọc vẫn băn khoăn chưa biết nên chọn công cụ render nào, chúng tôi khuyên bạn nên dừng lại một chút và thử đọc qua bài hướng dẫn chọn công cụ render phù hợp trên blog của chúng tôi. Bài viết đó sẽ xem xét và phân tích kỹ hơn từng công cụ render tôi đã được liệt kê ở trên.

Cài đặt Output Properties

Nếu setting render không phù hợp với cấu hình máy tính bạn đang dùng, bạn cần thực hiện một số điều chỉnh trong Output Properties. Bạn có thể tìm thấy tab Setting output trong mục Setting render ở trên đầu Context Panel.

Setting output là nơi bạn có thể cài đặt kích thước, vị trí, loại file, tỷ lệ điểm ảnh, số frames cần render và tốc độ frame (trường hợp bạn đang sản xuất animation).

Đầu tiên, Menu Dimensions thả xuống sẽ cung cấp cho bạn 5 tùy chọn để điều chỉnh sản phẩm output:

  • Độ phân giải
  • Tỷ lệ frame
  • Phạm vi frame (frame bắt đầu và frame kết thúc)
  • Tốc độ từng frame
  • Điều chỉnh tốc độ video

Khi bạn đã setting vị trí của output, việc tiếp theo cần làm là setting chất lượng sản phẩm với các tùy chọn để tăng cường các thông sốnhư sau:

  • Định dạng file
  • Màu sắc
  • Độ đậm của màu
  • Nén file

Render hình ảnh

Như tôi đã đề cập trước đó, bạn có thể bắt đầu quá trình render cảnh bằng cách chọn tab Start Render trong menu Render, hoặc nhấn phím F12 và cửa sổ hình ảnh Blender Render sẽ xuất hiện ngay sau đó.

Sau khi quá trình hậu kỳ hoàn tất, từng hình ảnh đơn lẻ đã xử lý sẽ được lưu trữ trong thư mục tạm thời của máy tính nằm trong ổ C, hoặc trong thư mục được chỉ định mà bạn đã chọn trong Setting output trước đó.

Bạn cũng có thể lưu hình ảnh đã render xong từ ​​cửa sổ hình ảnh theo cách thủ công. Trên menu thanh công cụ của cửa sổ render, chọn Save, Save as hoặc Save a copy. Điều này sẽ cho phép bạn lưu hình ảnh ở thư mục hoặc ổ cứng bạn mong muốn. Bạn cũng có thể đổi tên hình ảnh theo cách bạn muốn.

Render animation

Khi render hình ảnh tĩnh, bạn có thể dễ dàng xem và lưu kết quả được render trực tiếp từ cửa sổ Blender Render ngay sau khi hoàn tất. Tuy nhiên, việc render animation lại là một chuyện hoàn toàn khác khác. Animation thường được hiển thị dưới dạng một chuỗi hình ảnh (frames) và được tự động lưu vào thư mục tạm thời trong ổ C hoặc vào thư mục đã được chỉ định sẵn trong Setting output.

  • Tiếp cận trực tiếp

Bạn có tùy chọn lưu animation trực tiếp dưới dạng file AVI hoặc MOV bằng cách chọn định dạng file trong Setting output. Đây được gọi là phương pháp “Tiếp cận trực tiếp”. Mặc dù đây là một cách nhanh chóng và thuận tiện để kiểm tra bố cục và màu sắc, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm cách xuất file animation cuối cùng, thì cách làm này không phù hợp với bạn cũng như không được coi là phương pháp tiêu chuẩn của ngành đồ họa.

Bạn cũng có thể render từ ​​bộ tạo chuỗi, nén từng frame và xuất chúng thành một file phim có thể trình chiếu. Đầu tiên, bạn có thể tạo một file chứa tất cả các frame của animation. Sau đó, bằng cách sử dụng trình chỉnh sửa chuỗi video nội bộ (VSE) của Blender, bạn có thể render file sang định dạng MPEG và dễ dàng chia sẻ và phát lại file phim của mình. Bạn thậm chí có thể thêm các đoạn âm thanh vào sản phẩm animation nếu bạn muốn.

  • Frame Sequence

Phương pháp Frame Sequence sẽ là một giải pháp chuyên nghiệp hơn nhiều, về cả chất lượng hình ảnh và cách trình chiếu. Bạn chỉ cần đặt định dạng output thành định dạng tĩnh (chẳng hạn như JPG, PNG hoặc định dạng nhiều lớp), sau đó, click vào Animation để render cảnh thành một chuỗi các hình ảnh, trong đó mỗi hình ảnh là một frame trong chuỗi.

Blender sẽ tạo một file cho mỗi frame đơn lẻ. Sau khi đã hoàn tất quá trình render tất cả các frame, bạn có thể đưa toàn bộ vào trình tổng hợp để xử lý hậu kỳ. Sau đó, bạn có thể sử dụng VSE tích hợp để nhập chuỗi hình ảnh và chuyển chúng sang định dạng tệp MPEG. Kết quả cuối cùng, bạn sẽ nhận được một file phim chất lượng cao hơn và ấn tượng hơn rất nhiều.

Cách tiếp cận cụ thể này có chút phức tạp hơn, mất nhiều thời gian hơn và lượng dữ liệu của file cũng nặng hơn một chút so với cách tiếp cận trực tiếp, nhưng rõ ràng, nó mang lại cho bạn một sản phẩm với chất lượng cao hơn và linh hoạt hơn trong quá trình xử lý.

Để bắt đầu render animation, bạn chọn Start Render trong menu Render từ ​thanh công cụ chính hoặc chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + F12.

Biến Cloud Rendering thành một phần trong quy trình sáng tạo của bạn

Kích thước của file, những hạn chế về cấu hình máy và thời gian gấp rút phần nào giới hạn lại sự chuyên nghiệp của dự án và khả năng sáng tạo của người họa sĩ. Thời đại công nghệ số đang từng bước phát triển, song song đó là dịch vụ Cloud Rendering ngày càng phổ biến đi kèm với giá cả phải chăng cho phép những họa sĩ hiện đại khai thác sức mạnh của hàng nghìn GPU, tăng tốc độ sản xuất, xóa bỏ giới hạn sáng tạo và hoàn thành dự án của bạn nhanh hơn rất nhiều.

Nếu bạn cảm thấy đã đến lúc cần cải thiện tốc độ cho các dự án và có hứng thú trải nghiệm dịch vụ này, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thêm về những lợi ích tuyệt vời mà các render farm có thể mang lại cho bạn.

Nguồn: Blender Forum.

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116