December 30, 2020 iRendercs

Làm thế nào để Render animations trong Blender

Khi bạn đang quan tâm và dành thời gian tìm hiểu bài viết này, có thể bạn là một họa sĩ hiện đại, hoặc một nhà thiết kế đồ họa, một kiến trúc sư, hoặc một nhà làm phim, nhưng chắc chắn rằng bạn đã và đang sử dụng Blender – một trong năm phần mềm 3D phổ biến nhất trong cộng đồng đồ họa thời gian gần đây.

Hôm nay, trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn tất cả người dùng Blender cách render và tạo animations đúng cách trong các phiên bản Blender từ 2.8 trở đi, cũng như chỉ cho các bạn sự khác biệt giữa render dưới dạng file phim và dưới dạng chuỗi hình ảnh (hiển thị từng frame dưới dạng hình ảnh tĩnh). 

Chuẩn bị Render Animation trong Blender

Khi bạn đã hoàn thành dự án của mình và sẵn sàng cho bước cuối cùng là render, hãy chuyển sang phần Render Properties và chọn công cụ render của bạn (các trình render có sẵn như Cycles, Eevee hoặc công cụ của bên thứ ba). Mẹo cho bạn: Hãy chú ý đến công cụ render bạn chọn khi thiết lập ánh sáng trong dự án của bạn, bởi nó sẽ là một yếu tố quan trọng có thể thay đổi đáng kể thiết lập ánh sáng cảnh.

Để quá trình render của bạn diễn ra mượt mà hơn, bạn có thể thay đổi một số cài đặt mặc định trên Blender. Cụ thể, bạn hãy vào mục Performance và chọn Thread Mode – đây là cài đặt giúp bạn phát hiện số luồng CPU (lõi CPU ảo) mà máy trạm của bạn có và tính toán cần sử dụng bao nhiêu luồng để render. Theo mặc định, nó đã được cài đặt tự động tính toán, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thay đổi nó thành một con số cố định, nghĩa là bạn có thể chọn thủ công số luồng CPU mà Blender sẽ sử dụng trong quá trình hậu kỳ.

Trong bảng “Output Properties”, bạn có thể set up như sau:

  • Độ phân giải của animations
  • Frame đầu tiên và cuối cùng của animations
  • Tỷ lệ frame
  • Thư mục animations lưu sản phẩm

Định dạng file trên Dropdown Menu sẽ cho phép bạn chọn định dạng phim hoặc định dạng hình ảnh. Trường hợp bạn chọn định dạng phim thì animations của bạn sẽ được hiển thị dưới dạng một tệp phim duy nhất. Còn nếu bạn chọn định dạng hình ảnh, mỗi frame trong animations của bạn sẽ được hiển thị dưới dạng một hình ảnh riêng lẻ. Ví dụ: nếu animations của bạn có 150 frames, bạn sẽ có 150 hình ảnh được hiển thị.

Mỗi định dạng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng nhưng nếu so sánh khách quan giữa hai phương pháp, định dạng theo trình tự hình ảnh mang tính linh hoạt hơn. Với trình tự hình ảnh, bạn có thể dừng và khởi động lại quá trình render ở bất kỳ frame nào mà bạn đang bị ngắt quãng. Sau khi render từng hình ảnh riêng lẻ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bộ tạo chuỗi video có sẵn trên Blender để chuyển đổi các hình ảnh thành một tệp phim duy nhất. Quá trình chuyển đổi này diễn ra rất nhanh chóng, vì vậy, đây là một cách hiệu quả và thuận tiện để chuyển đổi nhiều hình ảnh sang định dạng file phim.

Ngoài ra, bằng cách render các frame dưới dạng hình ảnh riêng lẻ, bạn có thể tăng cường hậu kỳ cho từng ảnh bằng cách chỉnh sửa chúng một lần nữa trong trình tổng hợp trước khi chuyển đổi sang dạng file phim. Đây cũng là một bất lợi trong việc render các hình ảnh riêng lẻ, những họa sĩ hiện đại phải mất thêm một chút thời gian để chuyển đổi chúng.

Nếu bạn đã tự tin vào cảnh và máy của mình, tất nhiên bạn có thể chọn render cảnh của mình dưới dạng tệp phim ngay lập tức mà không cần qua trình chỉnh sửa. Nếu như bạn thấy rằng việc hiển thị dưới dạng file phim có vẻ mất nhiều thời gian hơn dự kiến ​​ban đầu, thì trước đó, bạn có thể cân nhắc hiển thị nó dưới dạng chuỗi hình ảnh.

Render animations dưới dạng file phim

Nếu bạn chọn định dạng video FFmpeg trong tab Output Properties, bạn có thể mã hóa video sang định dạng codec, mang lại cho bạn nhiều tùy chọn hơn. Bạn có thể chọn một video codec và định dạng Container cho video của mình. Nếu dự án của bạn có âm thanh, bạn cũng có thể chọn codec âm thanh.

  • Video codec: Video codec mã hóa và nén các hình ảnh được hiển thị của dự án thành một định dạng có thể được lưu trữ hoặc truyền đến một máy tính khác.
  • Audio Codec: Nếu dự án của bạn có âm thanh, Audio Codec có thể được sử dụng để mã hóa và nén âm thanh.
  • Container: Container là vùng chứa lưu trữ video và âm thanh của bạn. File vùng chứa có phần mở rộng cho trình phát video của bạn, chẳng hạn như AVI, MP4 và MKV.

Khi bạn đã chọn được codec và container, bạn đã sẵn sàng để render animations của mình. Mở menu Render trên thanh công cụ và chọn Render Animation (F12). Sau khi hoàn tất, file sẽ có sẵn trong output mà bạn đã chọn.

Render animations dưới dạng chuỗi hình ảnh

Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh dưới định dạng BMP, JPG hoặc PNG sẽ cho phép bạn render cảnh của mình dưới dạng chuỗi hình ảnh. Việc xuất hình ảnh như vậy sẽ đem lại kết quả tối ưu hơn so với việc bạn render dưới dạng file phim. Vì quá trình render dưới dạng file phim sẽ không cho phép bạn dừng hoặc tạm dừng trong quá trình render. Trong trường hợp file của bạn xảy ra lỗi trong quá trình hậu kỳ, bạn có thể phải bắt đầu lại toàn bộ quá trình render từ đầu.

Render dưới dạng chuỗi hình ảnh cho phép bạn thử nghiệm với các định dạng và cài đặt khác nhau trước khi mã hóa thành video. Bạn cũng có thể bắt đầu lại quá trình render từ frame riêng lẻ đã render xong trước đó trong trường hợp xảy ra sự cố.

Khi bạn đã thiết lập các thông số của mình, hãy bắt đầu quá trình render từ menu Render trên thanh công cụ và chọn Render animation (F12). Để trình chiếu animation, hãy quay lại cửa sổ Blender chính và chọn View Render Animation từ menu Render.

Chuyển hình ảnh render thành file phim

Bằng cách sử dụng bộ tạo chuỗi video, bạn có thể chuyển đổi hình ảnh đã được render của mình thành một file phim có thể trình chiếu. Đầu tiên, sau khi đã chọn bộ tạo chuỗi, hãy click Add (Shift + A) và chọn tùy chọn Image Sequence. Sau đó, tìm đến thư mục lưu trữ file của bạn và  tiếp tục nhấp chọn “Add”.

Nhấp vào tab Strip để đặt độ dài cho animation của bạn. Bạn cũng có thể cài đặt định dạng cho file đầu ra của bạn tại đây.

Như tôi đã đề cập trước đó, nếu bạn chọn định dạng video FFmpeg, việc mã hóa video sẽ cho phép bạn có thể có nhiều tùy chọn hơn, bao gồm codec video, codec audio và container.

Trong phần xử lý hậu kỳ, bạn cần chú ý trong việc tùy chọn bộ tạo chuỗi. Nếu bạn đang muốn render animation, và bạn đã thiết lập dải cảnh và kích hoạt bộ tạo chuỗi trước đó, Blender sẽ chuyển đổi dải cảnh này thành định dạng file đã được chỉ định trước đó.

Nguồn: CG Forum.

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116