November 14, 2023 Hana Trieu

Mẹo cải thiện render 3D trong Blender

Để cải thiện render 3D trong Blender, cài đặt camera phù hợp và sử dụng ánh sáng hiệu quả là hai phương pháp hữu hiệu nhất. Cài đặt và lựa chọn vị trí thích hợp cho camera và sử dụng ánh sáng một cách hiệu quả có thể giúp nâng cao kết xuất của bạn, nhấn mạnh các các chi tiết. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng hai phương pháp trên để cải thiện render 3D trong Blender. 

Sử dụng Camera trong Blender

Giao diện tổng thể của một hình ảnh sẽ trở nên sống động nhờ vào cách thiết lập camera (máy ảnh). Với phong cách point-and -shoot (ngắm và chụp) của các máy ảnh hiện đại, cùng các tính năng như tự động lấy nét, chúng ta rất dễ bỏ qua các cài đặt máy ảnh trong Blender. Nếu không đủ hiểu vể camera, phần lớn chúng ta sẽ dựa vào các cài đặt mặc định và cho rằng chúng đủ tốt. 

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố chính về camera giúp cải thiện đáng kể render 3D trong Blender. Đó là vị trí, bố cục và độ sâu trường ảnh.

Vị trí của Camera

Vị trí của camera có thể có tác động đáng kể trong việc truyền đạt cảm giác về kết xuất của bạn. Hãy cùng xem xét ba góc camera trong Blender mà bạn cân nhắc.

      • Từ trên xuống – Góc nhìn từ trên cao xuống một chủ thể hoặc đồ vật. Góc này thường được sử dụng để mang lại cho người xem một quan điểm quyết đoán hoặc có quyền lực đối với vật thể (là điểm yếu) phía dưới. 
      • Từ bên dưới – Góc nhìn thấp, nằm dưới tầm mắt, nhìn lên một vật thể hoặc chủ thể, ngụ ý sức mạnh và quyền lực đối với người xem. Góc camera này cũng được sử dụng để tăng cảm nhậm về chiều cao của một vật thể.
      • Dutch Angle/Tilt – Một góc phong cách hơn. Nghiêng máy ảnh sang một bên để có chế độ xem không bằng phẳng, được sử dụng để tạo hiệu ứng ấn tượng. Góc nhìn này có thể mang lại cảm giác căng thẳng cao hơn, đồng thời cũng có thể tạo ra cảm giác hồi hộp.
Nguồn: CG Cookie

Hiểu về bố cục

Bố cục (composition) là sự sắp xếp các vật thể trong một khung cảnh, hay chính xác hơn là trong khung máy ảnh, để tạo ra hình ảnh có tính thẩm mỹ, hấp dẫn hơn đối với người xem.

Trong Blender, hướng dẫn về bố cục này nằm trong thuộc tính dữ liệu camera bên dưới viewport. Bạn có thể định vị các đối tượng trong cảnh và điều chỉnh chế độ xem camera để đạt được một hoặc nhiều bố cục như bên dưới đây. 

      • Phần ba – Quy tắc phần ba là kỹ thuật bố cục hữu ích nhất, chia khung nhìn thành chín phần bằng nhau với các đường cách đều nhau, hai phần dọc và hai phần ngang. Sử dụng quy tắc một phần ba để căn chỉnh chủ thể gần đúng với các hướng dẫn và các điểm giao nhau.
      • Giữa – Thêm các đường hướng dẫn, chia chế độ xem làm đôi theo chiều dọc và chiều ngang. Mặc dù bị coi là một bố cục nhàm chán, nhưng nó có thể được sử dụng hiệu quả với một đối tượng lấy nét duy nhất có độ sâu trường ảnh nông.
      • Trung tâm Đường chéo – Thêm các đường nối các góc đối diện; nó có thể được sử dụng để mang lại cảm giác hành động hoặc chuyển động, như với Dutch Angle (góc nghiêng Hà Lan).
      • Tỷ lệ vàng (Golden Ratio) – Thường được gọi là Golden Spiral hoặc Fibonacci Spiral. Nó được xây dựng từ một loạt các ô vuông dựa trên các số Fibonacci. Có hai cách để sử dụng Tỷ lệ vàng, Fibonacci Spiral hoặc Phi Grid. Blender sử dụng Phi Grid. Phi Grid có tỷ lệ 1:0,618:1 (thay vì 1:1:1) như trong lưới thứ ba. Nó giúp dẫn dắt người xem xuyên suốt toàn bộ hình ảnh, mang lại bố cục hài hòa và cân bằng hơn.
      • Tam giác vàng (Golden Triangle) – Khung được chia thành bốn hình tam giác, với một đường chéo từ các góc đối diện và các đường phân giác vuông góc từ các góc khác. Chủ thể/khu vựa được quan tâm sẽ nằm ở hai điểm giao nhau, trên ba đường thẳng hoặc bên trong các hình tam giác.
      • Tam giác hài hòa (Harmony Triangle) – Tương tự như Tam giác vàng, tuy nhiên các đường phân giác không vuông góc với đường chéo mà vẫn song song. Góc so với đường chéo sẽ thay đổi tùy theo độ phân giải của camera.

Độ sâu trường ảnh (DoF)

DoF xác định khu vực trong hình ảnh trông rõ ràng và tập trung nhất, điều này rất quan trọng để tạo ra hình ảnh mang tính nghệ thuật. Phạm vi của khu vực tập trung này có thể thay đổi dựa trên một số yếu tố. Việc sử dụng DoF đúng cách có thể ảnh hưởng lớn đến cách cảm nhận hình ảnh và hiệu ứng tổng thể của nó.

Nguồn: CG Cookie
      • Độ sâu trường ảnh sâu – Hình ảnh DoF sâu thường sắc nét từ trước ra sau. Được sử dụng cho môi trường và phong cảnh nơi bạn muốn hiển thị mọi chi tiết của cảnh.
      • Độ sâu trường ảnh nông – Hình ảnh DoF nông có vùng lấy nét nhỏ, chủ thể chính của hình ảnh sẽ sắc nét, trong khi hậu cảnh sẽ được hiển thị dưới dạng mờ, tránh sự phân tâm và thu hút sự chú ý vào đối tượng.

Hãy chắc chắn rằng bạn chọn tiêu điểm một cách cẩn thận. Quyết định xem bạn muốn người xem tập trung vào chi tiết nào. 

Có ba yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh trong cảnh của bạn. Đó là: 

      • F-Stop – Ở máy ảnh truyền thống, khẩu độ (F-Stop) là một lỗ để ánh sáng đi vào máy ảnh, lỗ càng lớn thì DoF càng nông. Giá trị F-Stop càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn. Số F-Stop nhỏ dẫn đến DoF nông hơn, vùng nhỏ hơn. Số F-Stop lớn dẫn đến DoF sâu hơn, vùng lớn hơn.
      • Khoảng cách – Khoảng cách từ máy ảnh đến trung tâm vùng DoF. Trong Blender, bạn có thể đặt đối tượng lấy nét để đảm bảo chủ thể chính của hình ảnh vẫn sắc nét.
      • Độ dài tiêu cự – DoF sẽ nông hơn với tiêu cự dài hơn. Và tương tự, DoF sẽ sâu hơn với tiêu cự ngắn hơn.
Nguồn: CG Cookie

Tiêu cự trên máy ảnh của bạn

Độ dài tiêu cự, trung tâm của chất lượng render, mô tả ống kính hơn là kích thước thực tế của nó. Trong máy ảnh truyền thống, đó là khoảng cách giữa cảm biến và nơi ánh sáng gặp nhau bên trong ống kính. Nó ảnh hưởng đến độ sắc nét, trường nhìn và phối cảnh. Độ dài tiêu cự ngắn hơn mang lại góc nhìn rộng hơn và nâng cao cảm nhận về chiều sâu. Trong khi tiêu cự dài hơn mang lại góc nhìn hẹp hơn, các vật thể có vẻ gần hơn và ít chiều sâu hơn.

Cách sử dụng Ánh sáng trong Blender

Tương tự như thiết lập máy ảnh, ánh sáng cũng là một yếu tố vô vùng quan trọng để cải thiện render 3D trong Blender. Bạn có thể làm nổi bật các chi tiết và làm cho hình ảnh tĩnh trở nên sống động mà không cần tốn nhiều công sức khi biết cách sử dụng ánh sáng.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về năm vai trò của ánh sáng và ba cách thiết lập ánh sáng phổ biến trong Blender. 

Năm vai trò của ánh sáng

      • Làm cho các đối tượng được nhìn thấy rõ ràng – Việc render một cảnh 3D tạo ra hình ảnh 2D. Bằng cách chiếu sáng khung cảnh tốt, nó sẽ giúp tạo chiều sâu cho vật thể và làm nổi bật các chi tiết một cách rõ ràng.
      • Làm cho mọi thứ trở nên đáng tin cậy – Mắt người đã quá quen với việc nhìn thấy ánh sáng theo một cách nhất định. Ánh sáng trong khung cảnh của bạn, ngay cả những cảnh được cách điệu, cũng cần phải đáng tin cậy đối với mắt và bộ não của chúng ta để xử lý hình ảnh và nhìn nhận nó theo hướng tích cực.
      • Duy trì tính liên tục – Nếu ánh sáng đột ngột thay đổi từ ảnh này sang ảnh khác trong hoạt ảnh hoặc một loạt ảnh tĩnh được hiển thị, nó có thể thay đổi hoàn toàn bối cảnh. Người xem cần cố gắng tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.
      • Hướng mắt – Tạo các vùng có độ tương phản cao hơn được bao quanh bởi các vùng có độ tương phản thấp hơn bằng cách sử dụng ánh sáng và bóng tối, chúng ta có thể thu hút mắt người xem đến vùng hình ảnh mà chúng ta muốn họ lấy nét.
      • Nâng cao tác động cảm xúc – Chất lượng và màu sắc của ánh sáng có thể gợi lên những cảm xúc nhất định về hình ảnh. Nắng và sáng có thể hàm ý hạnh phúc, và ánh sáng màu cam dịu của bình minh có thể mang lại cảm giác yên bình.

Các kiểu thiết lập ánh sáng

Khi tiếp cận ánh sáng, có một số chiến thuật tiêu chuẩn mà bạn có thể bắt đầu. Từ đây, bạn có thể triển khai sự tự do sáng tạo để kể câu chuyện của mình. 

      • Chiếu sáng ba điểm – Key Light, Fill Light và Rim Light là ba điểm sáng trong cách bố trí này. Key Light là nguồn sáng chính. Fill Light được sử dụng để làm sáng các bóng tối một chút, được tạo ra bởi ánh sáng chính. Rim Light làm cho vật thể nổi bật so với nền bằng một dải ánh sáng xung quanh mép của vật thể.
        Thiết lập ánh sáng ba điểm có thể được điều chỉnh để tạo ra hiệu ứng và phong cách chiếu sáng mong muốn.
      • High Key Lighting – Kiểu chiếu sáng High Key được chiếu sáng rực rỡ với ánh sáng dịu, bóng tối tối thiểu và độ tương phản thấp. Phong cách chiếu sáng high-key được sử dụng để khắc họa tâm trạng vui tươi, phấn chấn.
      • Low Key Lighting – Kiểu chiếu sáng Low Key nhấn mạnh vào bóng tối, độ tương phản cao và sử dụng tông màu tối. Phong cách chiếu sáng low-key được sử dụng để tạo ra kiểu cách bí ẩn, tối tăm và kịch tính.
Nguồn: CG Cookie

Tóm lại

Máy ảnh hiện đại với tính năng tự động lấy nét có thể khiến người dùng bỏ qua cài đặt máy ảnh của Blender. Tuy nhiên, bằng cách tìm hiểu sâu hơn về phần mềm, bạn có thể hiểu được tầm quan trọng của vị trí máy ảnh, bố cục và độ sâu trường ảnh (DoF) để đạt được kết xuất tốt nhất. Kết hợp với việc điều chỉnh và sử dụng ánh sáng hiệu quả, bạn có thể cải thiện đáng kể render 3D trong Blender. Những yếu tố này, khi được điều chỉnh, có thể làm nổi bật các chi tiết và từ đó thiết lập cảm xúc mà bạn mong muốn truyền tải qua hình ảnh. 

iRender - Render farm nhanh nhất cho render Blender

Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho thuê server (máy tính từ xa), với cấu hình linh hoạt 1/2/4/6/8x RTX 4090 và RTX 3090. Với CPU khỏe là AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 3955WX @ 3.9 – 4.2GHz và AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 5975WX @ 3,6 – 4,5 GHz, bộ nhớ RAM 256GB và dung lượng ổ cứng NVMe SSD 2T, server của chúng tôi có thể xử lý hầu hết mọi mức độ phức tạp của các dự án 3D.

Bạn sẽ có toàn quyền sử dụng máy thuê theo nhu cầu, để cài đặt Blender, các phần mềm kết xuất, plugin và/hoặc bất kỳ phần mềm phiên bản nào trên máy của chúng tôi. Môi trường làm việc trên máy được bảo mật riêng theo tài khoản người dùng. Chúng tôi cung cấp các máy cài sẵn Blender (bản 3.6.2) giúp đơn giản hóa quy trình làm việc bạn.

Hãy cùng xem tốc độ render Blender trên các gói cấu hình máy của iRender trong các video sau:

Nhận ưu đãi 100% cho khoản nạp đầu tiên trong vòng 24 giờ đăng ký từ chương trình ưu đãi đặc biệt tháng 11 của chúng tôi.

Let’s get started!

Hãy ĐĂNG KÝ tài khoản hôm nay để nhận COUPON trải nghiệm miễn phí server của chúng tôi! Hoặc liên hệ với chúng tôi qua Zalo 0915875500 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

 

iRender –  Happy Rendering!

Nguồn tham khảo: cgcookie.com

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Hana Trieu

iRender - Happy Rendering!
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116