Thiết kế bối cảnh trò chơi - Những điều bạn cần biết
Bối cảnh trò chơi đóng vai trò quan trọng trong việc hấp dẫn người chơi đi khám phá. Dưới đây là thông tin cần thiết cần cân nhắc khi dựng bối cảnh trò chơi.
I. Phân loại bối cảnh trò chơi
1. Bối cảnh trò chơi 2D
Bối cảnh trò chơi 2D liên quan đến việc thiết kế các thiết lập phẳng với các đối tượng, địa hình và các yếu tố khác trong không gian hai chiều. Các mô hình này khi nhìn sẽ chỉ thấy chiều cao, chiều rộng và không có chiều sâu. So với mô hình 3D, bối cảnh 2D dễ tạo hơn và máy tính sử dụng ít năng lượng tính toán hơn để kết xuất. Loại môi trường này được sử dụng rộng rãi trong các thể loại như trò chơi điện thoại hay trò chơi điện tử cổ điển.
2. Bối cảnh trò chơi 3D
Bối cảnh trò chơi 3D khác 2D ở chỗ thêm chiều sâu, làm cho các vật thể, địa hình và nhân vật trở thành ba chiều. Điều này tăng cường sự hấp dẫn về hình ảnh và tính tương tác cho trò chơi. Người chơi có thể phép chuyển động nhân vật như thực tế với ánh sáng động, bóng đổ và nhiều góc nhìn khác nhau. Có hai loại bối cảnh trò chơi 3D là: low-poly (ít đa giác) và high-poly (nhiều đa giác).
Bối cảnh trò chơi low-poly
Bối cảnh trò chơi low-poly (ít đa giác) có các mô hình với số lượng đa giác hạn chế, thường là khoảng 300 poly. Vì sử dụng ít đa giác hơn nên hình ảnh trông đơn giản và ít chi tiết hơn. Do đó, giúp giảm thời gian và công sức cần thiết cho việc thiết kế và dựng mô hình. Các công cụ phổ biến để tạo mô hình low-poly bao gồm Blender và Autodesk Maya.
Bối cảnh trò chơi high-poly
Ngược lại với cái trên, bối cảnh trò chơi high-poly (nhiều đa giác) ưu tiên tính chân thực nên sẽ sử dụng nhiều đa giác. Do đó, quá trình thiết kế và dựng hình đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn. Phần mềm phổ biến để tạo mô hình nhiều đa giác bao gồm Autodesk Maya, 3ds Max và ZBrush, là các công cụ để điêu khắc, thêm kết cấu và hoạt họa. Bối cảnh nhiều đa giác thường thấy trong các trò chơi AAA và thực tế ảo, đòi hỏi máy tính có phần cứng mạnh mẽ để có thể chạy game trơn tru và sắc nét.
II. Bối cảnh trò chơi cho các nền tảng khác nhau
1. Game PC
Khi phát triển trò chơi cho PC, trọng tâm là mang lại trải nghiệm chân thực và nhập vai vào nhân vật. Để đạt được chất lượng hình ảnh cao như vậy nên sử dụng bối cảnh trò chơi có nhiều đa giác. Ngoài ra, việc tối ưu hóa ánh sáng, chuyển cảnh là điều cần thiết để nâng cao chất lượng bối cảnh và hỗ trợ cốt truyện của trò chơi. Unity và Unreal Engine là phần mềm được ưa chuộng để tạo đồ họa cao cấp và trò chơi bối cảnh chân thực.
2. Game Console
Những trò chơi dành cho máy chơi game sẽ được thiết kế nhằm phù hợp màn hình nhỏ hơn PC hay máy chơi game cầm tay, đồng thời ưu tiên khả năng truy cập và tương tác hơn là hình ảnh siêu thực. Do đó, bối cảnh trò chơi thường cân bằng giữa hai loại ít đa giác và nhiều đa giác. Các nhà phát triển trò chơi sẽ sử dụng bộ công cụ phát triển chuyên dụng của họ để tối ưu hóa bối cảnh cho các máy chơi game cụ thể.
3. Game điện thoại
Ttrò chơi di động sẽ ít ưu tiên các chi tiết phức tạp về bối cảnh do kích thước màn hình nhỏ. Tuy nhiên, cách tiếp cận tối giản và thiết kế ít đa giác vẫn có thể tạo ra những hình ảnh ấn tượng đối với người chơi. Unity và Unreal Engine thường được sử dụng để phát triển trò chơi di động, đảm bảo hiệu suất hiệu quả trong khi vẫn duy trì môi trường hấp dẫn về mặt hình ảnh.
III. Cách dựng bối cảnh trò chơi
1. Lên ý tưởng bối cảnh
Ở giai đoạn này, ý tưởng cơ bản về bối cảnh trò chơi bắt đầu được hình thành, bao gồm việc chọn bối cảnh, chủ đề và bầu không khí chung của trò chơi. Thu thập nhiều tài liệu tham khảo khác nhau sẽ giúp nhà phát triển hình dung các chi tiết của cảnh và cách thức truyền tải bầu không khí mong muốn thông qua nghệ thuật một cách hiệu quả. Các tài liệu tham khảo có thể bao gồm concept art, trò chơi tương tự hoặc hình ảnh và video ngoài đời thực.
2. Dựng sơ mô hình
Sau khi đã tiến hành nghiên cứu đầy đủ và thiết lập được tầm nhìn rõ ràng, bước tiếp theo là dựng hộp xám (greyboxing) cho bối cảnh. Greyboxing bao gồm việc dựng các mô hình đơn giản trong không gian 3D để lập bản đồ cấu trúc trò chơi và cách người chơi sẽ trải nghiệm trước khi dành thời gian vào các chi tiết cụ thể. Phương pháp này giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn về bố cục ngay từ đầu để điều chỉnh dễ dàng hơn.
3. Thêm các chi tiết
Ở giai đoạn này, nhà phát triển sẽ bổ sung các chi tiết khác chẳng hạn như các đặc điểm kiến trúc hoặc các yếu tố tự nhiên vào các mô hình cơ bản đã dựng ở bước trước đó. Có thể sử dụng nhiều công cụ mô hình hóa 3D khác nhau để tạo các đối tượng trong trò chơi, tuy nhiên Unity và Blender là các phần mềm được ưu chuộng nhất.
4. Thêm kết cấu
Kết cấu là điều cần thiết để làm cho các mô hình trông thực tế hơn và hấp dẫn hơn về mặt thị giác. Bước này bao gồm việc thêm màu sắc và chi tiết mô phỏng các vật liệu trong thế giới thực như gỗ, kim loại hoặc đá. Một lỗi thường gặp là sử dụng cùng một kết cấu quá nhiều lần, điều này có thể khiến bối cảnh có cảm giác lặp lại và buồn tẻ. Để giữ cho bối cảnh thú vị về mặt thị giác, hãy cân nhắc việc thay đổi hoặc sửa đổi kết cấu cho cùng cảnh đó mà ở level khác chẳng hạn.
5. Căn chỉnh ảnh sáng
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập tâm trạng và cải thiện khả năng hiển thị hình ảnh trong trò chơi. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng ánh sáng làm nổi bật chứ không lấn át bối cảnh. Bời vì, ánh sáng được bố trí hợp lý có thể cải thiện đáng kể diện mạo của môi trường và hướng sự chú ý của người chơi vào các khu vực chính, trong khi ánh sáng kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lối chơi bằng cách khiến các yếu tố quan trọng khó nhìn thấy.
6. Tối ưu hóa
Vì các nền tảng khác nhau sẽ yêu cầu các mức chất lượng đồ họa riêng biệt, nên việc tối ưu hóa bối cảnh trò chơi là điều cần thiết để đảm bảo khả năng tương thích và game có thể chạy mượt mà. Tối ưu hóa bao gồm việc giảm số lượng đa giác khi có thể và sử dụng các tệp kết cấu nhỏ hơn ở những khu vực không cần độ chi tiết cao, đồng thời vẫn duy trì trải nghiệm hấp dẫn về mặt hình ảnh.
IV. Chuyển giao quá trình kết xuất sang máy chủ của iRender
Đối với các cảnh nặng như Bối cảnh trò chơi có nhiều đa giác, không chỉ việc mô hình hóa mà cả việc kết xuất cũng tốn rất nhiều thời gian. iRender có thể giúp bạn rút ngắn thời gian kết xuất bằng cách sử dụng các máy tính có cấu hình cao với các thông số kỹ thuật vượt trội như AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 3955WX @ 3.9 – 4.2GHz hay AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 5975WX @ 3.6 – 4.5GHz, 1/2/4/6/8 x RTX4090 hay RTX3090, RAM 256GB, bộ nhớ NVMe SSD 2TB.
Vì sao nên chọn iRender?
Ngoài những máy chủ cấu hình cao, iRender còn cung cấp nhiều tiện ích khác nhằm đem lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng.
- Máy chủ dành riêng cho bạn: Bạn có toàn quyền kiểm soát và truy cập vào máy chủ mà bạn thuê. Mọi thiết lập và dữ liệu sẽ được lưu trữ cho những lần sử dụng tiếp theo.
- Truyền file dễ dàng, miễn phí giữa máy tính của bạn và máy chủ của iRender thông qua ứng dụng “GPU iRender” dành cho người dùng hệ điều hành Windows hoặc ứng dụng “iRender Drive” dành cho người dùng hệ điều hành MacOS.
- Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7 luôn sẵn sàng tiếp nhận, giải đáp và hỗ trợ mọi thắc mắc hay vấn đề của bạn..
- Đáp ứng mọi phần mềm: Máy chủ của iRender được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cấu hình của mọi phần mềm 3D và công cụ kết xuất ở nhiều mức chi phí đa dạng lựa chọn cho người dùng.
Hãy xem cách thức hoạt động dịch vụ của chúng tôi qua các video dưới đây:
ƯU ĐÃI HẤP DẪN dành cho người dùng mới
Người dùng mới sẽ nhận được 100% điểm bonus cho giao dịch đầu tiên trong vòng 24 giờ kể từ khi khi đăng ký. Không có hạn mức nạp tối thiểu!! Nếu bạn nạp 50$, bạn sẽ nhận được tổng cộng 100 điểm để thuê máy của iRender.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ qua email [email protected] hoặc đội ngũ hỗ trợ 24/7 của chúng tôi để được phản hồi nhanh chóng.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc!
Nguồn thông tin: Retro Style Games, 300 mind, Roblox Nguồn ảnh: 300 mind, Retro Style Games, 80 level, Red Bull, Tech Advisor, The Michigan Daily, Pubg