Sử dụng công cụ tạo hình của C4D cho phim “Coffee Run”
Boomper chia sẻ về bộ phim hoạt hình ngắn mới đây của họ, với câu chuyện về một nhân viên văn phòng pha chế đồ uống gây nên một sai lầm khủng khiếp. Trong bộ phim này, họ đã sử dụng công cụ tạo hình của C4D cho “Coffee Run”. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này!
Ở nước Mỹ, lấy một tách cà phê từ bếp văn phòng là việc đơn giản, bình thường mà tất cả mọi người đều tự làm. Nhưng ở Anh, mọi người thường thay nhau pha chế đồ uống nóng cho những người còn lại. Boomper, một CGI studio tại Welsh, gần đây đã ra mắt một đoạn phim ngắn tên là “Coffee Run”, ghi lại những điều tai hại có thể xảy ra khi một đồng nghiệp cố gắng làm cho thức uống bị hỏng theo nhiều cách khác nhau, mà không thể tưởng tượng nổi.
Coffee Run là bộ phim tự sản xuất hoàn toàn đầu tiên của Bomper, sử dụng Cinema 4D, ZBrush, Houdini, Substance Designer và Octane. “Sự tò mò và dám thử nghiệm là một phần quan trọng trong văn hóa tại Bomper”, Emlyn Davies – Giám đốc điều hành Sáng tạo của công ty cho biết. “Chúng tôi cần một dự án để thử thách các kỹ năng của mình và kiểm tra xem công cụ tạo hình của C4D có sức mạnh đến đâu đối với nhân vật hoạt hình cao cấp, vì vậy chúng tôi quyết định tự làm một bộ phim dài 30 đến 90 phút”.
Có trụ sở tại South Wales, Bomper được biết đến với việc tạo ra mọi thứ, từ hình ảnh CG siêu thực đến dựng hoạt hình quảng cáo, xây dựng thương hiệu và phát sóng. Nhưng hãng phim vẫn luôn giữ được niềm đam mê cho việc sáng tạo nội dung câu chuyện. Vì vậy, họ đã cho tất cả các nhân viên xem bản tóm tắt để có được những góc nhìn tổng quan về bộ phim. Và sau đó, vì lợi ích của việc đơn giản hóa, họ đã chọn một ý tưởng dựa trên một nhân vật trong một môi trường duy nhất, chỉ cần một cảnh văn phòng ngắn.
“Tùy thuộc vào người mà bạn hỏi trong studio, thì bộ phim hoặc sẽ là một tác phẩm hoàn toàn hư cấu, hoặc là một bộ phim tài liệu chân thực nhất với một nhân vật có cánh tay như đĩa spaghetti ngổn ngang”, Davies nói.
Sau một thời gian, bộ phim đã phải cộng thêm đến ba phút khi mà cả nhóm đã phải dựng nó trong hơn một năm với nhiều sự gián đoạn giữa các dự án khác nhau với khách hàng. Thật tuyệt khi có cơ hội làm với những thứ mới trong khi thử nghiệm một quy trình sản xuất mới cho nhân vật hoạt hình 3D (3D character animation). Davies nói: “Hành trình này thật tuyệt vời, và chúng tôi đã học được thêm rất nhiều cho những đoạn phim hoạt hình ngắn và phim quảng cáo trong tương lai”.
Cân nhắc đến từng chi tiết
Tự sản xuất một bộ phim hoạt hình ngắn là cơ hội tuyệt vời để đội ngũ Bomper đảm nhận các vai trò khác nhau từ viết kịch bản, thiết kế các nhân vật cho đến modelling (dựng hình), rigging (gắn chuyển động) và animating (hoạt họa). Sau khi đưa ra một cốt truyện và kịch bản, họ đã quyết định chọn một phong cách giống như phim hoạt hình (cartoon) với dụng cụ trong nhà bếp thực tế, lấy cảm hứng từ bộ phim Hotel Transylvania. Họ đã sử dụng Cinema 4D để xây dựng một robust rig (vùng chuyển động) vững chắc cho phép nhân vật di chuyển, co giãn và kéo dài theo phong cách hoạt hình 2D.
Nhưng khi nói về việc nhân vật có khả năng lượn xung quanh công ty trong khi cố gắng pha chế đồ uống cho đồng nghiệp của mình, họ đã nhận ra rằng câu chuyện cần được bổ sung thêm nội dung. Vì vậy, họ đã đưa ra một đoạn giới thiệu ngắn trong văn phòng, nơi họ giới thiệu ngắn gọn về sếp nữ. Khi nhân vật chính lén lút để nhanh chóng lấy cho bản thân một ly đồ uống, sếp nữ phát hiện ra và ném vào tay anh ta một cái khay đựng cốc trước khi chỉ vào một danh sách chi tiết trên tường ghi đồ uống mà mọi người thích. Điều đó nghe có vẻ hư cấu, nhưng Boomper cũng có một danh sách tương tự các đơn đặt hàng của mọi người, được đặt trong phòng bếp của hãng phim.
Để tạo cảm giác tương phản, họ tìm cách làm cho khung cảnh văn phòng tối tăm trái ngược với nhà bếp sáng sủa, ấm áp. Sau đó họ tạo hình cho nhân vật sếp nữ, người mà họ chỉ dựng mô hình (model), gắn chuyển động (rig) và hình thù (texture) một cánh tay cho một cảnh quay ngắn. “Tôi không thể nhớ có ai đó đã đề nghị chúng tôi biến cô ta thành một cái bóng thay vì người thật, nhưng quả nhiên nó đã giúp chúng tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian”, nhà hoạt họa 3D Claire Hodges nói, người đã từng sử dụng phần mềm 2D cho nhân vật sếp. Background được vẽ bằng Photoshop, còn ánh sáng, phần tổng hợp và các nét hoàn thiện khác được thực hiện với sự kết hợp của C4D và After Effects.
Sự phối hợp trên nhân vật chính
Sau khi tạo ra một hình ảnh động, nhóm đã chia nhỏ câu chuyện theo bố cục thành các cảnh và nhóm cảnh, đồng thời liệt kê ra tất cả asset mà họ cần, ngay đối với từng chiếc cốc cũng dựa trên cốc thực tế của nhóm, tạo ra một số Easter egg của bộ phim. C4D và ZBrush, hoặc kết hợp cả hai, được sử dụng để tạo modelling (mô hình) và sculpting (điêu khắc). Và tất cả các hoạt hình nhân vật đã được xử lý trong C4D, trong khi phần hair and liquids simulations (mô phỏng tóc và chất lỏng) được thực hiện trong Houdini.
Làm cho nhân vật chính thật sự nổi bật là việc quan trọng nhất trong các việc quan trọng của nhóm. Sau một thời gian, diện mạo của anh ta đã được cải thiện khá nhiều so với những hình mô phỏng ban đầu. Nghệ sĩ về ý tưởng của Bomper, Josh Hicks, người đồng đạo diễn bộ phim với Davies, đã vẽ bản cuối cùng, được nhập vào ZBrush, nơi các nhà tạo mẫu nhân vật, Tara Mardell và Gareth Beedie, đã xây dựng một phiên bản có độ phân giải cao và được chuyển thể sang dựng hoạt hình trong C4D.
Hodges thích vẽ, vì vậy cô đảm nhận công việc xây dựng vô số biểu cảm khác nhau cho nhân vật. Đây là chìa khóa để shaping the model (định hình mô hình) và tìm ra cách tạo rig (gắn chuyển động) mà Alan là người phụ trách. Bởi vì Alan đang học về rigging (gắn chuyển động) khi anh ấy thực hiện bộ phim này, nên nhóm cũng tranh thủ được sự giúp đỡ của hai nghệ sĩ và nhà hoạt họa có kinh nghiệm về C4D là Gene Magtoto và Gary Abrahart, những người đã chia sẻ kiến thức của họ về các cách làm tay chân uốn cong (rigging bendy limbs) và các kỹ thuật khác.
Hodges và Towndrow là những họa sĩ hoạt hình duy nhất trong phim ngắn này. Họ chia ra danh sách các cảnh với nhau để có thể chọn mục yêu thích của mình. Nhằm tạo ra chuyển động chân thực cho các nhân vật trong thực tế, mỗi người họ đã diễn xuất nhiều cảnh khác nhau. Xem 3 trong số các video tham khảo về cách tạo hoạt hình nhân vật ở đây:
Học tập, thử nghiệm và khắc phục sự cố
Mặc dù Bomper sử dụng Cinema 4D làm công cụ chính, nhưng đây là lần đầu tiên họ sử dụng nó hoàn toàn cho một dự án như vậy. Bằng cách sử dụng (pose morphs) công cụ tạo hình của C4D, họ có thể tạo ra các vết mờ giúp cho bộ phim đi trở thành dạng hoạt hình (cartoon). Khi họ gặp rắc rối, họ có thể vào các diễn đàn của C4D và Octane để tìm kiếm sự giúp đỡ, hoặc trong một số trường hợp, họ gửi các files đến nhà phát triển plugin Octane hoặc C4D để được hỗ trợ nhanh chóng.
Tuy nhiên, sẽ có một vài thứ cần rút kinh nghiệm cho những lần sau, dù vậy đội nhóm của Boomper cũng rất vui vì quá trình làm Coffee Run giúp họ có cơ hội truyền tải “Nhân vật và chất của Bomber cho một số thứ” trong khi quá trình khám phá rất nhiều mà không bị áp lực deadline. “Đội ngũ đã làm một công việc tuyệt vời; và tất cả những công việc khó khăn đó đã giúp hãng phim giành được cơ hội tranh một giải đầy tham vọng cho một video âm nhạc hoạt hình 3D”, dự án hiện đang được sản xuất và sẽ phát hành vào cuối năm nay. “Chúng tôi rất mừng khi nhận được phản hồi về bộ phim, chúng tôi đang nỗ lực để tạo ra nhân vật 3D tiếp theo trong tương lai cho phim hoạt hình & quảng cáo”.
Mặc dù, vẫn tạo ra được phong cách riêng cho Coffee Run nhưng Boomper cũng đã phải lựa chọn đơn giản hóa bộ phim – một sự lựa chọn của nhiều nhà sản xuất hoạt hình 3D trước đây và bây giờ. Tuy nhiên, công nghệ đã phát triển rất nhanh khi mà các nhà thiết kế hoàn toàn vô tư sáng tạo mà không cần lo lắng suy nghĩ về phương án tối giản. Hạn chế kỹ thuật như một rào cản đối với việc sáng tạo. Tính đến hiện tại, trên thế giới đã có rất nhiều giải pháp dành cho dân thiết kế đồ họa 3D như: Cloud Rendering, Remote Render Farm, của iRender cung cấp, mà ở đó họ có thể thoải mái lựa chọn giải pháp cho mình.
Nguồn tham khảo: www.maxon.net