Cách làm phim hoạt hình bằng Blender 3D
Cinema 4D là một phần mềm đồ họa 3D chuyên nghiệp. Bên cạnh công cụ kết xuất mặc định là Redshift, Cinema 4D còn hỗ trợ nhiều plug-in kết xuất của bên thứ ba. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Vray hay Arnold cho Cinema 4D là lựa chọn phù hợp hơn.
Vray cho Cinema 4D
Vray, do Chaos phát triển, là một công cụ kết xuất nổi tiếng với khả năng tạo ra hình ảnh chất lượng cao, chân thực và hỗ trợ kết xuất theo thời gian thực. Mặc dù không được tích hợp sẵn trong Cinema 4D, Chaos khẳng định rằng Vray vẫn hoạt động mượt mà và ổn định trong phần mềm này. Hãy cùng điểm qua những ưu điểm và hạn chế của Vray cho Cinema 4D.
Dễ sử dụng
Vray có giao diện thân thiện với người dùng và các công cụ trực quan, giúp nâng cao hiệu suất làm việc và hoàn thành công việc nhanh chóng hơn.
Kết xuất nhanh và chất lượng cao
Vray cho Cinema 4D có khả năng kết xuất mạnh mẽ. Ngoài kết xuất bằng CPU, nó còn hỗ trợ kết xuất bằng GPU để tăng tốc độ xử lý. Hơn nữa, chế độ kết xuất hỗn hợp (hybrid) mới của Vray cho phép sử dụng đồng thời cả CPU và GPU, giúp vẫn tạo ra hình ảnh chân thực nhưng trong thời gian ngắn hơn. Bạn có thể xem chi tiết về kết xuất hybrid của Vray tại đây.
Khả năng mở rộng
Vray hỗ trợ kết xuất trên nền tảng đám mây thông qua Chaos Cloud hoặc các dịch vụ render farm bên ngoài. Tính năng mở rộng này giúp người dùng phân phối công việc kết xuất qua nhiều hệ thống khác nhau, rút ngắn thời gian tạo ra hình ảnh độ phân giải cao.
Công cụ mạnh mẽ
Vray cung cấp nhiều tính năng như hệ thống ánh sáng đa dạng, công cụ kết xuất phong phú và khả năng xử lý các cảnh phức tạp. Điều này giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tạo ra những hình ảnh ấn tượng.
Tính linh hoạt
Vray cho Cinema 4D mang đến sự linh hoạt cao, cho phép người dùng tinh chỉnh các thiết lập như ánh sáng, chất liệu, kết cấu… Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các chế độ kết xuất bằng CPU, GPU và hybrid tùy theo nhu cầu của dự án và cấu hình phần cứng.
Arnold cho Cinema 4D
Arnold là một trình kết xuất dò tia theo phương pháp Monte Carlo cao cấp, nổi tiếng với khả năng tạo hình nhân vật 3D chân thực và hình ảnh sống động như thật. Được sử dụng rộng rãi trong ngành đồ họa, Arnold cũng là một lựa chọn plug-in kết xuất mạnh mẽ dành cho Cinema 4D.
Dễ sử dụng
Arnold được thiết kế với tiêu chí thân thiện với người dùng. Các tính năng được sắp xếp hợp lý, dễ tiếp cận và thiết lập kết xuất đơn giản – giúp cả người mới dễ dàng làm quen và thành thạo nhanh chóng.
Kết xuất chân thực
Arnold sử dụng công nghệ kết xuất không thiên vị, mô phỏng chính xác cách ánh sáng hoạt động trong thế giới thực, mang lại hình ảnh cực kỳ chân thật.
Tính năng phong phú
Arnold tích hợp “gần gũi” với Cinema 4D hơn các trình kết xuất bên thứ ba khác. Nó hỗ trợ nhiều tính năng gốc của C4D như Noises hay Floor Object, đồng thời tương thích hoàn toàn với các tiêu chuẩn công nghiệp như OCIO, ACES và OSL. IPR (Interactive Preview Render) của Arnold hoạt động mượt mà ở cả chế độ CPU lẫn GPU.
Tính linh hoạt cao
Arnold hỗ trợ cả kết xuất bằng CPU và GPU, mang lại sự linh hoạt mà một số trình kết xuất khác không có. Khác với Corona (chỉ dùng CPU) hay Redshift và Octane (chỉ dùng GPU), Arnold cho phép chuyển đổi mượt mà giữa hai chế độ mà vẫn đảm bảo kết quả giống hệt nhau.
Nên chọn Vray hay Arnold cho Cinema 4D?
Về mặt chi phí, cả Vray và Arnold đều chỉ có hình thức cấp phép theo gói thuê bao (subscription), không hỗ trợ mua vĩnh viễn (perpetual). Mặc dù giá thuê bao hàng tháng của Vray gần như gấp đôi Arnold, nhưng vẫn cần xem xét thêm các yếu tố khác để đánh giá liệu mức giá cao hơn đó có xứng đáng hay không.
Về chế độ kết xuất, Vray cung cấp ba chế độ kết xuất—GPU, CPU và hybrid, mang lại sự linh hoạt cao hơn cho người dùng tùy vào quy trình làm việc. Trong khi đó, Arnold chỉ hỗ trợ hai chế độ: CPU và GPU.
Về thuật toán kết xuất, Vray hỗ trợ cả hai phương pháp: thiên vị và không thiên vị, cho phép người dùng lựa chọn linh hoạt giữa tốc độ kết xuất nhanh hoặc chất lượng hình ảnh chân thực. Ngược lại, Arnold là một trình kết xuất hoàn toàn không thiên vị, được thiết kế để tạo ra hình ảnh có độ chính xác vật lý, mô phỏng ánh sáng giống như thực tế.
Về yêu cầu cấu hình GPU, cả hai công cụ đều dựa vào GPU của NVIDIA. Tuy nhiên, Vray GPU hỗ trợ cả CUDA lẫn OptiX, còn Arnold GPU chỉ sử dụng OptiX.
Xét về khả năng mở rộng phần cứng, cả Vray và Arnold đều có thể tận dụng nhiều GPU để tăng tốc quá trình kết xuất. Dù Vray về lý thuyết thì có thể hỗ trợ số lượng GPU không giới hạn, nhưng theo thông tin chính thức thì phần mềm được tối ưu hóa tốt nhất với 4 GPU. Trong khi đó, Arnold hỗ trợ tối đa 8 GPU.
Về khả năng tương thích hệ điều hành, cả hai đều hoạt động trên Windows và Linux. Mặc dù Vray có thể chạy trên macOS, nhưng Chaos có lưu ý rằng họ không cung cấp hỗ trợ chính thức cho nền tảng này.
Để đưa ra đáp án chính xác nhận về câu hỏi ở tiêu đề “Nên kết xuất Vray hay Arnold cho Cinema 4D?”, bạn có thể dựa vào các thông tin trên để cân nhắc sự lựa chọn của mình. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm các tính năng kết xuất vượt trội của Vray và Arnold với bản dùng thử miễn phí trong 30 ngày để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với dự án của mình.
iRender đã thử nghiệm kết xuất Vray và Arnold cho Cinema 4D, hãy kéo xuống dưới để xem kết quả nhé!
Máy chủ iRender giúp đẩy nhanh tốc độ kết xuất Vray hay Arnold cho Cinema 4D
iRender tự hào cung cấp hệ thống render farm theo mô hình PaaS gồm những máy chủ cấu hình khủng với CPU: AMD Ryzen Threadripper Pro 3955WX @ 3.90GHz – 4.2GHz cùng GPU RTX 3090 và RTX 4090 cho một quy trình kết xuất mượt mà và chất lượng. Đồng thời, máy chủ iRender hỗ trợ đa dạng phần mềm mô hình 3D và kết xuất tương thích.
Vì sao nên chọn iRender?
Ngoài những máy chủ cấu hình cao, iRender còn cung cấp nhiều tiện ích khác nhằm đem lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng.
- Máy chủ dành riêng cho bạn: Bạn có toàn quyền kiểm soát và truy cập vào máy chủ mà bạn thuê. Mọi thiết lập và dữ liệu sẽ được lưu trữ cho những lần sử dụng tiếp theo.
- Truyền file dễ dàng, miễn phí giữa máy tính của bạn và máy chủ của iRender thông qua ứng dụng “GPU iRender” dành cho người dùng hệ điều hành Windows hoặc ứng dụng “iRender Drive” dành cho người dùng hệ điều hành MacOS.
- Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7 luôn sẵn sàng tiếp nhận, giải đáp và hỗ trợ mọi thắc mắc hay vấn đề của bạn..
- Đáp ứng mọi phần mềm: Máy chủ của iRender được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cấu hình của mọi phần mềm 3D và công cụ kết xuất ở nhiều mức chi phí đa dạng lựa chọn cho người dùng.
Hãy xem hiệu suất render Vray hay Arnold cho Cinema 4D trên máy chủ của chúng tôi qua các video dưới đây:
Kết xuất Cinema 4D và Vray với 4xRTX3090
Kết xuất Cinema 4D và Arnold với 6xRTX3090
Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên chọn máy tính cấu hình nào phù hợp cho dự án của mình, hãy ĐĂNG KÝ NGAY để trải nghiệm miễn phí và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng chúng tôi ngay hôm nay.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Live chat 24/7, hoặc tới email: [email protected] để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chúc bạn đọc một ngày mới vui vẻ!
Nguồn: Autodesk, Chaos, Maxon