November 12, 2020 Ngoc Quynh

iRender – Câu chuyện về một công ty công nghệ nhỏ bé với giải pháp render trong lĩnh vực đồ họa

iRender Vietnam là công ty công nghệ cung cấp nhóm giải pháp render trong lĩnh vực đồ họa hàng đầu trên thế giới.

Sự lên ngôi của GPU và câu chuyện Render trong đồ họa

Tháng 10/2020, thời điểm mà thế giới sôi sục vì iPhone 12 và việc không có tai nghe với củ sạc ảnh hưởng thế nào, những người đam mê PC lại đang “đánh vật” trên mạng về chuyện bao giờ thì RTX 3000 của NVIDIA mới có hàng mà mua.

Card đồ họa RTX 3080 mới của Nvidia lúc đó đã được chính thức bán ra, nhưng có vẻ như chiếc GPU mới trị giá 699 USD này đã được bán hết ở mọi nơi. Tại các trang thương mại điện tử như Amazon, Newegg, Best Buy hay thậm chí cả trang web riêng của Nvidia đều thông báo hết hàng chỉ sau vài phút.

Quay ngược dòng lịch sử, GPUs đã đạt được một sử phát triển vượt bậc trong 10 năm trở lại đây, hơn rất nhiều so với các bộ vi xử lý thông thường như CPU của Intel hay AMD. CPU không thể xử lý được hết các vấn đề của từng sản phẩm được. CPU sẽ rơi vào tình trạng bị động trong một số thuật toán có độ phức tạp cao.

Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực đồ họa, ví dụ làm phim hoạt hình, kiến trúc sư, trailer game, hay edit video…, khái niệm Render không có gì là xa lạ. Render – Kết xuất đồ họa – là công đoạn cuối trong quá trình đồ họa, tạo ra hình ảnh trực quan đến cho người xem. Nhờ thiết kế để xử lý thông tin đa luồng, song song và ở tốc độ cao, mỗi GPU sẽ được chuyên môn hóa hơn, có khả năng giải quyết những thuật toán phức tạp mà CPU không thể làm được. Ngoài tốc độ, độ phức tạp, tính linh hoạt thì chất lượng của các sản phẩm đồ họa render bằng GPU còn vượt xa so với các sản phẩm render bằng CPU.

Nói cách khác, GPU rendering chắc chắn là tương lai của ngành thiết kế!

Cloud Rendering – Giải pháp saas cũ đã bộc lộ nhiều hạn chế

Về mặt kỹ thuật, render là công đoạn cần hiệu suất tính toán của máy móc lớn nhất trong toàn bộ một dự án đồ họa. Để đáp ứng được hiệu suất cần thiết của render, một studio đồ họa thường phải huy động một tài nguyên máy móc lớn, việc này không hề dễ dàng, bởi những bài toán về chi phí và tính hiệu quả kèm theo.

Điện toán đám mây đã mang đến nhiều giải pháp cho bài toán render dung lượng lớn, dựa trên nền tảng hạ tầng sẵn có là một Render farm của nhà cung cấp gồm hàng trăm đến hàng ngàn CPU, GPU tính toán song song, kết quả cho ra là hiệu suất tính toán vượt trội so với những máy móc đơn lẻ.

Giải pháp cung cấp hiệu suất render farm phổ biến nhất hiện nay là một dịch vụ dưới dạng phần mềm SaaS (Software as a Service) – người dùng tương tác qua ứng dụng (app) hoặc ứng dụng web (web-app), tải dự án lên server của nhà cung cấp để render – gọi là Cloud Rendring. Quá trình Cloud Rendering được thực hiện tự động và tính phí theo thời gian render, không phát sinh chi phí ẩn, đây là hình thức Pay – per – Use đặc thù của dịch vụ đám mây.

Có khá nhiều tên tuổi công nghệ điện toán trên thế giới cung cấp dịch vụ Cloud rendering để các họa sĩ lựa chọn, ví dụ Fox RenderFarm (Trung Quốc), RebusFarm (Mỹ), hay GarageFarm (US),.., iRender Vietnam là cái tên đến từ Việt Nam cũng đã tham gia vào cuộc chạy đua toàn cầu này.

Tuy là một giải pháp mạnh mẽ, Cloud Rendering dưới hình thức SaaS đang dần bộc lộ nhiều hạn chế. Không hỗ trợ được các hệ điều hành khác nhau, các phần mềm đồ họa khác nhau, các version (phiên bản) khác nhau của phần mềm,… Khách hàng khó kiểm soát thời gian render, bị động vì phải xếp hàng chờ cùng lúc với những khách hàng khác.. Đó là rất nhiều hạn chế của giải pháp SaaS mà nguyên nhân chính đến từ việc khách hàng phải phụ thuộc vào việc phân phối các dự án lên Render farm thông qua Farm manager – công cụ quản lý hạ tầng của nhà cung cấp.

Nhu cầu xuất phát từ trong nước

Khác với những studio “lắm tiền nhiều của” trên thế giới, để giải quyết những dự án lớn, họa sĩ 3D Việt Nam thường phải đưa ra lựa chọn ngược: thay vì mở rộng giới hạn kỹ thuật để thỏa sức sáng tạo, họ đành hạn chế sáng tạo để phù hợp với sức mạnh của máy móc sẵn có. Các sản phẩm đồ họa vì vậy cứ loay hoay mãi mà không thể đem được cho khách hàng cảm giác mãn nhãn.

Một số startup công nghệ đã tìm cách để triển khai dịch vụ Render Farm tại Việt Nam, tuy nhiên kết quả không mấy sáng sủa. Để dựng được hạ tầng hàng trăm CPU, GPU cho Render Farm cần lượng vốn lớn, chưa kể chi phí để nghiên cứu và phát triển giải pháp ảo hóa dịch vụ phía trên. Đối với lĩnh vực công nghệ, ngoài ý tưởng hay, tiềm năng của 1 startup nói chung được đánh giá dựa trên MVP (Minimum Viable Product – một sản phẩm khả thi tối thiểu). Chừng nào startup chưa tạo ra được sản phẩm ở mức MVP, sẽ tương đối khó để gọi vốn. Đó cũng là lý do nhiều ý tưởng có thể hay, nhưng không đủ cơ hội để đạt được thành tựu nào cụ thể.

iRender Việt Nam có lẽ là 1 startup may mắn, khi mà các cổ đông sáng lập công ty này đã quyết định đặt niềm tin chỉ với 1 ý tưởng và đội ngũ phát triển sản phẩm. Có cổ đông đã thành danh với những startup đình đám, có cổ đông chẳng hiểu về công nghệ, nhưng tin tưởng mạnh mẽ vào cảm nhận về thị trường của Nhà sáng lập iRender – anh Lê Quang Hiếu. Đặc biệt, có cổ đông quyết định đầu tư ngay khi nhìn thấy cường độ làm việc “điên cuồng” như một “biệt đội đặc nhiệm” của team kỹ thuật iRender – liên tục suốt rất nhiều tháng trời, không hề quan tâm đến ngày cuối tuần hay ngày nghỉ lễ.

Kết quả của quá trình đầu tư này đã cho ra một kết quả rất mỹ mãn: một giải pháp điện toán hoàn thiện trên nền tảng hạ tầng vật lý gồm những giàn máy móc mạnh mẽ, đồng bộ và ổn định.

Giải pháp IaaS của iRender là hoàn toàn khác biệt

Cái tên iRender vừa xuất hiện tại thị trường lập tức sòng phẳng cạnh tranh ngay với những tên tuổi Render Farm lâu năm trên thế giới.

Điều đáng nói nhất, startup Việt Nam này cung cấp cho khách hàng của mình 1 giải pháp render rất độc đáo, khác biệt hoàn toàn với giải pháp cũ: cấp quyền để khách hàng toàn quyền thiết lập và điều khiển trực tiếp hạ tầng vật lý có cấu hình phù hợp với công việc của mình. Các họa sĩ tùy chọn 1 cấu hình máy móc phù hợp với nhu cầu thiết kế và yêu cầu của phần mềm đồ họa, sau đó toàn quyền điều khiển chiếc máy đó từ xa thông qua chính chiếc máy tính cá nhân của họ. Ví dụ, iRender đã cho 1 team design Game đến từ Việt Nam thuê 5 giàn GPU, mỗi giàn sử dụng 6 card RTX 2080Ti, 11GB vRAM của NVIDIA, phục vụ cho việc render 15 phút game trailer của họ, với phần mềm được sử dụng là Cinema 4D và Autodesk 3dsmax, render trên Vray.

Để dễ hiểu, thì đây là một dịch vụ phần cứng – IaaS (Infrastructure as a Services), chứ không phải dịch vụ phần mềm – SaaS (Software as a Service). Giải pháp này sẽ cho người dùng toàn quyền kiểm soát hiệu suất xử lý mà họ thuê, không phải xếp hàng như trên Render farm. Họa sĩ sẽ tương tác trực tiếp với thiết bị, tránh được độ trễ không cần thiết trong quá trình xử lý dự án, những rủi ro trong việc quản lý tiến độ và chất lượng công việc sẽ ít hơn nhiều so với việc phụ thuộc vào dịch vụ hỗ trợ của đối tác cung cấp. Chưa có công ty cung cấp dịch vụ Cloud Rendering nào trên thế giới cung cấp được 1 giải pháp Render dưới dạng IaaS như vậy.

Tất cả chỉ là sự khởi đầu

Tính đến thời điểm này, iRender có lẽ là công ty công nghệ tiên phong đang tham gia vào sân chơi dịch vụ điện toán đám mây cho lĩnh vực đồ họa 3D của Việt Nam. Và đối với anh Nguyễn Thành Trung – CEO của iRender, dịch vụ Render Farm chỉ là điểm bắt đầu. Anh cho biết: “Tiếp đến sẽ là AI, bởi vì quá trình Machine Learning (Máy học) trong AI cũng cần đến hiệu suất tính toán rất lớn, và hoàn toàn có giải pháp trên nền tảng điện toán đám mây giống như cách mà chúng tôi đã áp dụng cho kết xuất đồ họa”.

“Mình hay tâm niệm, cố gắng làm những việc bình thường theo cách khác thường chứ đừng làm những việc khác thường theo cách bình thường. Đấy là lý do mình không đặt những mục tiêu siêu to khổng lồ gì cả.” – Nguyễn Thành Trung – CEO iRender Vietnam.

Tuy nhiên, trước mắt, iRender sẽ tiếp tục giải quyết một bài toán lớn không kém: startup này đang từng ngày nhắm tới việc chuyển mình thành một nền tảng kết nối và chia sẻ hiệu suất máy tính cho thị trường với ý tưởng đến từ mô hình của Uber – một ví dụ điển hình cho nền tảng chia sẻ. Nếu đi thành công đến giai đoạn ấy, iRender sẽ giải được bài toán không phải đầu tư vốn lớn để xây dựng Render Farm mà vẫn có thể đủ năng lực hiệu suất để cung cấp ra thị trường thế giới.

Khi thị trường Cloud Computing trở nên phổ biến trên toàn cầu với thị phần hàng trăm tỷ USD mỗi năm, doanh nghiệp nào cũng có thể nhìn thấy rất nhiều cơ hội. Tuy nhiên, những cơ hội rõ ràng tất nhiên sẽ dành cho các ông lớn với sự sẵn có về tiềm lực tài chính và lợi thế cạnh tranh đặc biệt, như Amazon, Google, Microsoft…

“Trong phần lớn các dịch vụ Cloud công cộng từ cơ bản đến chuyên sâu, muốn thực sự tham gia vào sân chơi với các ông lớn, bạn phải tìm ra một lĩnh vực chuyên biệt và làm tốt hơn họ tối thiểu 10 lần”. Chia sẻ của CEO iRender chính là gợi ý cho các startup công nghệ Việt Nam khi tham gia vào cuộc chơi điện toán đám mây toàn cầu.

Nguồn:https://genk.vn
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116