Cách tối ưu Render settings của Redshift
Mặc dù Redshift được biết đến là 1 công cụ kết xuất GPU nhanh chóng, chúng ta vẫn có thể thiết lập để đẩy nhanh quá trình này hơn nữa. Cùng xem cách tối ưu Render settings của Redshift dưới đây.
Nắm rõ Render settings của Redshift
Để có thể tối ưu Render settings của Redshift, điều đầu tiên chúng ta cần làm là hiểu được ý nghĩa và công dụng của các thiết lập đó tới kết quả kết xuất. Render settings của Redshift sẽ thay đổi dựa trên chế độ cài đặt (render settings mode) và công cụ kết xuất (rendering engine) mà bạn chọn.
Đối với chế độ cài đặt kết xuất, chế độ Đơn giản (Basic mode) bao gồm các cài đặt thông dụng nhất khi kết xuất, còn chế độ Nâng cao (Advanced mode) sẽ liệt kê tất cả các lựa chọn cài đặt dựa trên công cụ kết xuất cụ thể.
Về các công cụ kết xuất, Redshift cung cấp cho chúng ta hai sự lựa chọn là Production và RT (Real-time). Production là công cụ chính của Redshift để kết xuất khung hình cuối cùng với chất lượng cao, trong khi RT (Thời gian thực) là công cụ tương tác nhanh của Redshift được thiết kế để phản hồi gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, vì RT vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, bạn nên sử dụng Production để có thể đảm bảo được độ ổn định khi kết xuất.
Nếu bạn mới sử dụng Redshift hoặc thích thiết lập kiểu đơn giản, chế độ Cơ bản là cách tuyệt vời để điều chỉnh chất lượng kết xuất của bạn mà không bị quá tải bởi quá nhiều thông tin trong chế độ Nâng cao.
Bây giờ, chúng ta hãy khám phá cách tối ưu hóa Cài đặt kết xuất cho Redshift bằng công cụ Production ở chế độ Basic nhé.
Bucket Quality (Chất lượng Bucket)
Bước thiết lập đầu tiên là Bucket Quality, bạn có thể điều chỉnh chỉ số này từ mức Thấp (Low) đến Rất Cao (Very High). Việc tăng mức độ Bucket Quality sẽ tự động làm giảm giá trị Threshold, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và mức độ nhiễu (noise) của hình ảnh kết xuất cuối cùng.
Ví dụ, khi Bucket Quality càng cao (hoặc Threshold càng thấp) thì chất lượng render càng tốt và độ nhiễu càng ít, tuy nhiên, thời gian render sẽ lâu hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự điều chỉnh Threshold nếu cần thiết. Khi đó ô Quality sẽ bị vô hiệu hóa.
Denoising (Khử nhiễu)
Việc bật Denoising có thể giúp tăng tốc thời gian render, nhưng đôi khi sẽ làm giảm nhẹ độ chính xác. Bạn có thể bật hoặc tắt Denoising bằng ô checkbox.
Ngay dưới ô này, bạn có thể lựa chọn giữa các công cụ Denoising khác nhau, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng:
- OptiX – Rất nhanh và hỗ trợ render tương tác (chỉnh sửa cảnh và xem kết quả render nhanh chóng), nhưng khả năng khử nhiễu có thể kém hơn so với Altus.
- OIDN – Cũng nhanh và có thể dùng cho render tương tác, nhưng tương tự như OptiX, có thể để lại một nhiều nhiễu hơn so với Altus.
- Altus Single – Chậm hơn (render toàn bộ khung hình trước rồi mới khử nhiễu) và không hỗ trợ tương tác, nhưng cho chất lượng rất tốt cho các bản render cuối cùng.
- Altus Dual – Chậm nhất (render khung hình hai lần trước khi khử nhiễu), nhưng cho ra kết quả chất lượng cao nhất cho các bản render hoàn chỉnh.
Motion Blur (Nhòe chuyển động)
Motion Blur mô phỏng hiệu ứng nhòe tự nhiên khi vật thể hoặc camera di chuyển nhanh trong một khung hình.
- Motion Blur Checkbox: Bật hoặc tắt hiệu ứng nhòe chuyển động.
- Motion Blur Steps: Xác định số bước tuyến tính mà Redshift sử dụng để mô phỏng chuyển động của vật thể, ánh sáng và camera. Số bước càng nhiều thì chuyển động càng mượt, nhưng sẽ tiêu tốn nhiều bộ nhớ hơn.
- Deformation Blur: Tùy chọn bật/tắt hiệu ứng nhòe do biến dạng ở cấp độ đỉnh (vertex). Vì Deformation Blur có thể tiêu thụ rất nhiều bộ nhớ, nên nếu vật thể của bạn không có hoạt ảnh biến dạng thì nên tắt tính năng này để tối ưu hiệu suất.
Global Illumination (Chiếu sáng toàn cục)
Global Illumination (GI) là một kỹ thuật mô phỏng cách ánh sáng phản xạ và lan tỏa trong không gian 3D, giúp tạo ra hiệu ứng ánh sáng tự nhiên và chân thực hơn.
Bạn có thể bật hoặc tắt GI bằng ô checkbox. Để đạt được ánh sáng chân thực nhất, nên bật GI — tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng thời gian render.
Caustics (Hiệu ứng khúc xạ phản xạ ánh sáng)
Caustics mô phỏng các tia sáng hội tụ phản xạ hoặc khúc xạ qua các bề mặt.
Bật Caustics có thể tăng tính chân thực của cảnh, nhưng thường sẽ tạo ra nhiều nhiễu (noise) mạnh và khó xử lý hơn.
Trace Depths (Độ sâu truy vết tia)
- Combined: Thiết lập số lần tối đa mà bất kỳ tia nào (như GI, phản xạ, khúc xạ và tán xạ thể tích) có thể tương tác với cảnh.
- Global Illumination: Kiểm soát số lần một tia ánh sáng gián tiếp có thể nảy. Tăng giá trị này rất hữu ích cho các cảnh nội thất, nơi ánh sáng cần bật lại nhiều lần để đạt độ chân thực cao hơn.
- Reflection: Giới hạn số lần một tia phản xạ có thể bật lại.
- Refraction: Giới hạn số lần một tia có thể đi xuyên qua các bề mặt trong suốt hoặc khúc xạ.
- Volume: Thiết lập giới hạn số lần một tia có thể tán xạ trong một thể tích (như sương mù hoặc khói).
- Transparency Depth: Kiểm soát số lần một tia có thể đi xuyên qua các vật thể trong suốt.
Lưu ý:
- Dù bạn có đặt giới hạn riêng cho từng loại tia cao đến đâu, thì Combined vẫn là giới hạn chung. Ví dụ: Nếu bạn đặt Reflection Depth và Refraction Depth đều là 4, nhưng Combined Depth chỉ là 6, thì một tia chỉ có thể phản xạ 4 lần và khúc xạ 2 lần.
- Tăng giá trị các độ sâu có thể cải thiện độ chân thực, nhưng đồng thời cũng làm tăng thời gian render đáng kể.
Hardware Ray-Tracing (Dò tia tăng tốc bằng phần cứng)
Khi bật Hardware Ray-Tracing, Redshift sẽ sử dụng tính năng dò tia được tăng tốc bằng phần cứng. Nếu bạn có GPU tương thích như dòng Nvidia RTX thì có thể sử dụng tính năng này. Các máy tính của iRender được trang bị một tới nhiều GPU mạnh mẽ như RTX 3090, 4090 có thể đáp ứng tiêu chí này.
Hardware Ray-Tracing sẽ đem lại lợi ứng khác nhau tùy thuộc vào cảnh mà bạn chọn. Những cảnh phụ thuộc nhiều vào hiệu ứng dò tia sẽ được cải thiện rõ rệt nhất khi bật tính năng này.
Tuy nhiên, Hardware Ray-Tracing sẽ không giúp tăng tốc các kỹ thuật không sử dụng dò tia như Irradiance Cache.
Mẹo tối ưu render settings cho Redshift
- Luôn cập nhật phần mềm 3D, Redshift và driver GPU lên phiên bản mới nhất.
- Đóng các ứng dụng không cần thiết để giải phóng RAM và tài nguyên hệ thống.
- Tối ưu cảnh bằng cách giảm số lượng đa giác (polygon) và loại bỏ các đối tượng hoặc vật liệu không sử dụng.
- Giảm số Progressive Passes xuống 32 hoặc 16 để giúp GPU trống tài nguyên cho các tác vụ khác.
- Bật Automatic Sampling để Redshift tự động quản lý lấy mẫu hiệu quả hơn.
- Hạn chế sử dụng các tính năng nặng như Motion Blur, Caustics và các AOVs không cần thiết vì chúng ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất.
- Bật Hardware Ray-Tracing nếu GPU của bạn hỗ trợ, để tăng tốc độ render.
- Giảm Trace Depth để render nhanh hơn; lưu ý cảnh có thể hơi tối hơn.
- Tăng Thresholds để tăng tốc render — điều này sẽ làm tăng noise, nhưng bạn có thể bù lại bằng cách tăng số mẫu (samples) hoặc sử dụng tính năng Denoising.
- Cân nhắc điều chỉnh Bucket Size hợp lý. Tránh dùng quá nhỏ (64) hoặc quá lớn (512) vì sẽ khiến GPU hoạt động kém hiệu quả.
- Tối ưu cài đặt Redshift Preferences: chỉ chọn GPU để render. Không chọn CPU và không bật Hybrid Rendering vì việc chia sẻ với CPU sẽ làm chậm tốc độ render.
- Tắt Material Previews trong quá trình render để tiết kiệm tài nguyên.
- Sử dụng nhiều GPU hiệu năng cao như các máy chủ của iRender cũng sẽ giúp tăng tốc quá trình kết xuất một cách đáng kể.
Nếu bạn đang phân vân giữa Octane, Corona và Redshift, bạn có thể tham khảo bài viết này để có cái nhìn so sánh chi tiết.
Tận dụng máy chủ cấu hình cao để tăng tốc Redshift
iRender tự hào cung cấp hệ thống render farm theo mô hình PaaS gồm những máy chủ cấu hình khủng với CPU: AMD Ryzen Threadripper Pro 3955WX @ 3.90GHz – 4.2GHz cùng GPU RTX 3090 và RTX 4090 cho một quy trình kết xuất mượt mà và chất lượng. Đồng thời, máy chủ iRender hỗ trợ đa dạng phần mềm mô hình 3D và kết xuất tương thích.
Đặc biệt, iRender cung cấp một combo license Cinema 4D + Redshift hoàn toàn miễn phí. Vậy là bạn có thể đồng thời render trên máy tính của mình và máy chủ iRender, giúp tăng tốc độ kết xuất và tiết kiệm chi phí.
Vì sao nên chọn iRender?
Ngoài những máy chủ cấu hình cao, iRender còn cung cấp nhiều tiện ích khác nhằm đem lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng.
- Máy chủ dành riêng cho bạn: Bạn có toàn quyền kiểm soát và truy cập vào máy chủ mà bạn thuê. Mọi thiết lập và dữ liệu sẽ được lưu trữ cho những lần sử dụng tiếp theo.
- Truyền file dễ dàng, miễn phí giữa máy tính của bạn và máy chủ của iRender thông qua ứng dụng “GPU iRender” dành cho người dùng hệ điều hành Windows hoặc ứng dụng “iRender Drive” dành cho người dùng hệ điều hành MacOS.
- Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7 luôn sẵn sàng tiếp nhận, giải đáp và hỗ trợ mọi thắc mắc hay vấn đề của bạn..
- Đáp ứng mọi phần mềm: Máy chủ của iRender được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cấu hình của mọi phần mềm 3D và công cụ kết xuất ở nhiều mức chi phí đa dạng lựa chọn cho người dùng.
Hãy xem tốc độ kết xuất nhanh chóng của Redshift trên máy chủ iRender qua các video dưới đây!
Render Cinema 4D & Redshift trong máy 4xRTX 4090
Render Cycles vs Redshift trong máy 6x RTX 4090
Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên chọn máy tính cấu hình nào phù hợp cho dự án của mình, hãy ĐĂNG KÝ NGAY để trải nghiệm miễn phí và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng chúng tôi ngay hôm nay.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Live chat 24/7, hoặc tới email: [email protected] để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chúc bạn đọc một ngày mới vui vẻ!
Nguồn tham khảo: Maxon, cgshortcuts