April 25, 2025 Thúy Vân

Cách làm phim hoạt hình bằng Blender 3D

Blender là một phần mềm đồ họa mạnh mẽ và hoàn toàn miễn phí được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chính vì vậy, làm phim hoạt hình bằng Blender là một sự lựa chọn vô cùng phù hợp dành cho người mới bắt đầu.

Những công cụ cần biết

Để có thể làm phim hoạt hình bằng Blender một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, bạn nên làm quen với những công cụ được sử dụng phổ biến dưới đây.

  • Constraints: 

Constraints được sử dụng để kiểm soát cách một đối tượng di chuyển, xoay hoặc thay đổi kích thước bằng cách liên kết nó với một đối tượng khác hoặc một quy tắc nhất định. Chúng giúp tự động hóa các chuyển động phức tạp, nhờ đó bạn không cần phải hoạt hình hóa mọi thứ theo cách thủ công, tiết kiệm thời gian và tạo ra chuyển động chân thực hơn.

  • Motion paths: 

Motion Paths hiển thị quãng đường mà một đối tượng hoặc xương (bone) di chuyển trong suốt quá trình hoạt hình. Công cụ trực quan cho thấy vị trí của đối tượng theo từng khung hình này giúp bạn điều chỉnh chính xác chuyển động và thời gian.

  • Drivers: 

Drivers cho phép bạn điều khiển một thuộc tính này bằng một thuộc tính khác. Ví dụ, nếu bạn đang tạo video một chiếc đồng hồ đang hoạt động, bạn có thể thiết lập một driver để kim giờ tự động xoay dựa trên chuyển động của kim phút, thay vì tạo chuyển động riêng cho cả hai kim.

  • Shape keys: 

Shape Keys cho phép bạn chỉnh sửa hình dạng của lưới (mesh) và chuyển đổi mượt mà giữa các hình dạng đó. Công cụ này thường được sử dụng để tạo biểu cảm khuôn mặt như cười, chớp mắt hoặc cau mày. Ngoài ra khi kết hợp với Keyframes, bạn có thể tạo được video nhân vật thể hiện cảm xúc như cười hoặc khóc.

  • Rigging: 

Rigging tạo ra một bộ xương kỹ thuật số cho mô hình 3D của bạn, giúp mô hình có thể di chuyển một cách chân thực. Ví dụ, khi rigging một mô hình người, các khớp của mô hình như tay chân sẽ có thể gập tự nhiên.

  • Keyframes: 

Keyframes đánh dấu các vị trí hoặc giá trị cụ thể tại những thời điểm nhất định. Ví dụ, để tạo hoạt hình cho một vật thể như quả bóng đang nảy, bạn sẽ chèn các keyframe ở những khung hình có vị trí khác nhau của quả bóng — lúc chạm đất, lúc bay lên không trung, và khi rơi trở lại mặt đất.

  • Grease pencil: 

Grease Pencil cho phép bạn vẽ trực tiếp trong không gian 2D hoặc 3D. Đây là công cụ lý tưởng để phác thảo, dựng storyboard, hoặc tạo các hoạt hình 2D hoàn chỉnh với các lớp (layers), cọ vẽ (brushes), và nét vẽ có thể chỉnh sửa được.

Làm quen các công cụ trên sẽ là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình sáng tạo khi bạn làm phim hoạt hình bằng Blender.

Tạo hoạt hình 2D bằng Blender

Dưới đây là các bước cơ bản để bạn bắt đầu tạo hoạt hình 2D trong Blender:

1. Mở không gian làm việc 2D

Khởi động Blender và chọn “2D Animation” sẽ đưa bạn vào không gian làm việc dành riêng cho hoạt hình 2D của Blender, giao diện này khá khác so với bố cục cho bản 3D.

2. Bắt đầu vẽ với Grease Pencil

Đầu tiên, chuyển sang Object Mode từ menu góc trên bên trái. Sau đó, tạo một đối tượng Grease Pencil, nó sẽ đóng vai trò như khung tranh vẽ của bạn.

Tiếp theo, đổi sang Draw Mode bằng menu thả xuống ở cùng chỗ phía trên. Trong chế độ này, bạn có thể bắt đầu phác thảo bằng các công cụ vẽ của Blender.

Hãy sử dụng Grease Pencil để vẽ nhân vật và phông nền dưới dạng 3D. Bạn có thể tùy chỉnh cọ vẽ — điều chỉnh độ dày, độ mờ, và kiểu nét — giống như trong các phần mềm vẽ kỹ thuật số khác. Đừng quên thêm màu sắc để bức vẽ thêm sinh động nhé!

3. Thêm chuyển động với Keyframes và Motion Paths

Khi bạn đã hoàn thành bản vẽ, giờ là lúc bắt đầu hoạt hình hóa! Hãy làm theo các bước sau:

  • Chọn bản vẽ, nhấn phím I để chèn keyframe cho vị trí hiện tại.
  • Di chuyển thanh timeline đến một khung hình mới.
  • Vẽ một tư thế mới và nhấn I lần nữa để chèn thêm keyframe cho tư thế đó.

Lặp lại các bước này để xây dựng chuyển động cho nhân vật qua từng khung hình.

Với các đối tượng nhỏ hoặc các yếu tố lặp lại như ngọn cỏ đung đưa chẳng hạn, bạn có thể sử dụng motion paths kết hợp với keyframes để tạo chuyển động mà không cần phải vẽ lại từng khung hình.

Để làm cho hoạt hình thêm sinh động, bạn có thể thêm hiệu ứng thị giác như làm mờ hậu cảnh để tạo chiều sâu, hoặc tạo chuyển động camera để tăng tính hấp dẫn và điểm nhấn cho cảnh.

4. Xem trước và xuất bản

Nhấn nút Play trong timeline để xem trước cách di chuyển của nhân vật và vật thể trong hoạt hình của bạn. Bạn cũng có thể xem trước hoạt hình bằng cách chọn menu View và chọn “Viewport Render Animation”. Khi đã hài lòng, hãy làm theo quy trình kết xuất của Blender để tạo ra file hoạt hình cuối cùng..

Tạo hoạt hình 3D bằng Blender

Dưới đây là hướng dẫn từng bước để bạn bắt đầu tạo hoạt hình 3D trong Blender.

1. Bắt đầu một dự án mới

Đầu tiên, mở phần mềm Blender và tạo một dự án mới bằng cách chọn File > New > General. Tùy chọn này sẽ thiết lập không gian làm việc riêng dành cho hoạt hình 3D trong Blender.

2. Nhập và chuẩn bị mô hình 3D

Đưa mô hình 3D của bạn vào Blender bằng cách chọn File > Import. Chọn định dạng phù hợp (ví dụ: .obj hoặc .fbx), tìm đến file mô hình của bạn và nhấn Import.

Khi mô hình đã được đưa vào cảnh, bạn sẽ thấy nó xuất hiện trong vùng nhìn 3D (3D Viewport). Số lượng mô hình import sẽ dựa vào độ phức tạp của cảnh mà bạn muốn dựng phim.

Để tạo biểu cảm khuôn mặt hoặc thay đổi hình dạng lưới, hãy dùng Shape Keys.

Sau đó thiết lập ánh sáng bằng các công cụ chiếu sáng trong Blender để làm cho cảnh trở nên sống động hơn.

3. Tạo chuyển động với Keyframes và các công cụ hoạt hình

Sử dụng các công cụ hoạt hình của Blender như Constraints, Motion Paths, DriversKeyframes để làm mô hình của bạn chuyển động trong từng khung hình.

Đặt các keyframe ở những thời điểm khác nhau để xác định chuyển động hoặc sự thay đổi của mô hình. Bạn có thể đặt keyframe cho vị trí, xoay, và kích thước — thậm chí đặt tên cho các keyframe nếu có nhiều chuyển động phức tạp để dễ quản lý hơn. Để chèn một keyframe vào cảnh, nhấn phím I, hoặc đi đến Object > Animation > Insert Keyframe

4. Tinh chỉnh hoạt hình

Xem lại timeline và điều chỉnh các keyframe để làm cho chuyển động mượt mà hơn. Bạn có thể thay đổi kiểu chuyển tiếp (interpolation) như linear hoặc bezier để kiểm soát cách chuyển động diễn ra giữa các keyframe.

Đừng quên tạo chuyển động cho các chi tiết nhỏ để tác phẩm thêm tinh tế và sống động.

5. Thêm âm thanh và chuyển động camera

Để thêm âm thanh vào hoạt hình, bạn làm theo các bước sau:

  • Chuyển sang Video Sequencer từ góc trên bên trái của giao diện Blender.
  • Nhấn Shift + A, chọn Sound và tải tệp âm thanh của bạn.
  • Kéo thanh âm thanh (sound strip) trong timeline để đồng bộ với hoạt hình.

6. Xem trước và kết xuất 

Trước khi render chính thức, hãy dùng tùy chọn Viewport Render Animation trong Blender để xem trước hoạt hình và điều chỉnh nếu cần. Vì việc render có thể mất thời gian, xem trước giúp bạn phát hiện lỗi sớm.

Bước cuối cùng chính là kết xuất ra phim hoạt hình bằng Blender đầu tiên của bạn để chia sẻ với mọi người. Bạn có thể tham khảo các cách tối ưu hóa Blender để kết xuất nhanh chóng tại đây.

Tăng cường hiệu suất kết xuất Blender Cycles và Eevee với máy chủ iRender

iRender tự hào cung cấp hệ thống render farm theo mô hình PaaS gồm những máy chủ cấu hình khủng với CPU: AMD Ryzen Threadripper Pro 3955WX @ 3.90GHz – 4.2GHz cùng GPU RTX 3090 và RTX 4090 cho một quy trình kết xuất mượt mà và chất lượng. Đồng thời, máy chủ iRender hỗ trợ đa dạng phần mềm mô hình 3D và kết xuất tương thích.

Vì sao nên chọn iRender?

Ngoài những máy chủ cấu hình cao, iRender còn cung cấp nhiều tiện ích khác nhằm đem lại trải nghiệm sử dụng tốt nhất cho người dùng.

  • Máy chủ dành riêng cho bạn: Bạn có toàn quyền kiểm soát và truy cập vào máy chủ mà bạn thuê. Mọi thiết lập và dữ liệu sẽ được lưu trữ cho những lần sử dụng tiếp theo.
  • Truyền file dễ dàng, miễn phí giữa máy tính của bạn và máy chủ của iRender thông qua ứng dụng “GPU iRender” dành cho người dùng hệ điều hành Windows hoặc ứng dụng “iRender Drive” dành cho người dùng hệ điều hành MacOS.
  • Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp 24/7 luôn sẵn sàng tiếp nhận, giải đáp và hỗ trợ mọi thắc mắc hay vấn đề của bạn..
  • Đáp ứng mọi phần mềm: Máy chủ của iRender được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cấu hình của mọi phần mềm 3D và công cụ kết xuất ở nhiều mức chi phí đa dạng lựa chọn cho người dùng.

Hãy xem hiệu suất render Blender trên máy chủ của chúng tôi qua các video dưới đây:

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên chọn máy tính cấu hình nào phù hợp cho dự án của mình, hãy ĐĂNG KÝ NGAY để trải nghiệm miễn phí và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn cùng chúng tôi ngay hôm nay.



		

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Live chat 24/7, hoặc tới email: [email protected] để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chúc bạn đọc một ngày mới vui vẻ!

Nguồn ảnh và thông tin tham khảo: Skillshare, Vagon, Blender, PolyPaint
, , , , , , , , , , , , , , , , ,

Thúy Vân

Biết thêm một chút mỗi ngày
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116