October 13, 2022 Yen Lily

Bucket vs progressive rendering: bạn nên dùng cái nào cho kết xuất của mình?

Trong một số công cụ kết xuất, có hai phương pháp có thể giúp bạn kết xuất: bucket rendering và progressive rendering. Cả hai đều có những thuận lợi và khó khăn khi xử lý hình ảnh. Trong bài viết này, hãy cùng so sánh bucket rendering vs progressive rendering: bạn nên dùng kỹ thuật nào cho việc kết xuất?

1. Bucket rendering

Bucket rendering, hay còn được gọi là tiled rendering hoặc chunking, là kỹ thuật trong đó cảnh đồ họa được chia thành một số phần (bucket) được hiển thị độc lập. Số lượng bucket sẽ tương ứng với số lõi của CPU hoặc số GPU bạn có trong hệ thống của mình.

Ưu điểm

        • Kích thước của bucket càng nhỏ, thì dấu vết bộ nhớ và bộ nhớ cần thiết trong quá trình kết xuất cũng nhỏ hơn. Bạn chỉ cần tải các objects hoặc các texture tiles được sử dụng trong bucket rendering, không phải tất cả hình ảnh.
        • Nó cũng giúp bạn xử lý nhiều buckets song song tốt hơn.
        • Bạn nhìn thấy được chất lượng cuối cùng trong mỗi bucket thành phẩm.

Nhược điểm

        • Vì không phải tất cả các buckets sẽ hiển thị cùng một lúc, bạn sẽ cần phải đợi cho đến khi chúng kết thúc hoàn toàn việc render.
        • Bạn không có cái nhìn chung về việc hình ảnh có thể sẽ như thế nào, vì vậy, sẽ rất khó nếu bạn muốn chụp lại một hình ảnh đủ chất lượng chỉ để cho người khác thấy hoặc kiểm tra xem mọi thứ có được kết xuất chính xác hay không.
        • Đôi khi thời gian kết xuất có thể bị chậm lại do một bucket bị kẹt
        • Bạn có thể thấy rằng một hình ảnh bao gồm nhiều buckets và mỗi bucket sẽ được kết xuất độc lập. Tuy nhiên, việc tính toán sẽ tăng lên vì CPU (hoặc GPU) cần phải tính toán cho các vùng chồng chéo nhiều lần.

2. Progressive rendering

Progressive rendering là kỹ thuật trong đó toàn bộ hình ảnh sẽ được kết xuất dần dần. Hình ảnh lúc đầu sẽ rất nhiễu với độ phân giải thấp hơn. Và khi quá trình kết xuất diễn ra, nó sẽ thêm nhiều samples hơn vào mỗi pixel để tinh chỉnh chất lượng cuối cùng.

Ưu điểm

Nó hoàn toàn trái ngược với bucket rendering. Những mặt hạn chế của bucket sẽ là ưu điểm của progressive.

        • Bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về hình ảnh sẽ trông như thế nào.
        • Bạn có thể thay đổi vật liệu, assets, objects hoặc hiệu ứng trong cảnh nếu thấy kết xuất cập nhật không giống như những gì bạn muốn.
        • Bạn không cần phải đợi kết xuất xong hết mới có được hình ảnh có thể sử dụng. Bạn có thể dừng kết xuất bất cứ khi nào bạn nghĩ rằng thế là đã đủ. Sẽ rất hữu ích khi bạn phải cho khách hàng xem một số hình ảnh trước khi đi đến bản kết xuất cuối cùng.

Nhược điểm

Việc thiếu RAM hoặc VRAM sẽ là thách thức lớn nhất đối với progressive rendering

        • Do công cụ kết xuất của bạn cần phải luôn giữ tất cả dữ liệu cảnh để có thể kết xuất toàn bộ hình ảnh cùng một lúc, nên nó không lý tưởng cho việc tối ưu hóa bộ nhớ.
        • Nếu bạn sử dụng GPU, VRAM có thể là một vấn đề vì nó không có nhiều như RAM.
        • Thời gian kết xuất dài để một hình ảnh hoặc một vùng của hình ảnh đạt đến chất lượng cuối cùng. Bạn có thể sử dụng tính năng mouse tracking để giúp nó biết vị trí nào nên kết xuất trước.

3. Bucket vs progressive rendering: bạn nên dùng cái nào cho kết xuất của mình?

Khi bạn nhìn vào nhược điểm và lợi ích của hai loại kết xuất này, bạn có thể từ từ hình dung ra cái nào tốt hơn. Bucket rendering nói chung sẽ tốt hơn cho kết xuất cuối cùng, nơi bạn cần tố độ nhanh và hiệu quả hơn về bộ nhớ. Trong khi progressive rendering sẽ tốt hơn cho việc preview và lookdev, nơi bạn có thể có cái nhìn tổng quát về việc hình ảnh sẽ trông như thế nào và liệu bạn có cần bất kỳ sửa đổi nào khác hay không.

Tuy nhiên, vui lòng lưu ý rằng một số công cụ kết xuất hỗ trợ cả hai phương pháp, một số thì không. Ví dụ: V-Ray, Redshift, Corona, v.v. hỗ trợ cả hai, nhưng Octane thì không. Vì vậy, để sử dụng một trong số chúng, hoặc thậm chí cả hai trong khi kết xuất sẽ phụ thuộc vào công cụ kết xuất của bạn.

4. Tăng tốc kết xuất của bạn với iRender

iRender là nhà cung cấp Dịch vụ kết xuất đám mây GPU chuyên nghiệp trong việc tối ưu hóa HPC cho các tác vụ kết xuất, CGI, VFX với hơn 30.000 khách hàng và được đánh giá cao trong nhiều bảng xếp hạng toàn cầu (ví dụ: CGDirectorLumion OfficialRadarrenderInspirationTuts CAD, VFXrendering, All3DP). Chúng tôi tự hào rằng chúng tôi là một trong số ít các trang trại kết xuất hỗ trợ tất cả các phần mềm và tất cả các phiên bản. Người dùng sẽ kết nối từ xa tới máy chủ của chúng tôi, cài đặt phần mềm của họ chỉ một lần đầu tiên và dễ dàng thực hiện bất kỳ tác vụ chuyên sâu nào như khi sử dụng máy tính cá nhân của họ.

Có nhiều loại máy chủ từ đơn GPU 1x RTX 3090 đến Đa GPU 2/4/6/8 x RTX 3090, bạn có thể chọn một máy chủ phù hợp với nhu cầu và phần mềm của mình để bắt đầu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp cho khách hàng bộ xử lý mạnh mẽ AMD Ryzen Threadripper Pro 3955WX @ 3,90GHz, RAM 256 GB và SSD 2 TB để tải cảnh của bạn một cách nhanh chóng.

Đăng ký tài khoản ngay hôm nay để nhận khuyến mãi 20% cho người dùng mới trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua Zalo: (+84) 916 806 116 để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Happy rendering!

Nguồn: graphics.stanford.edu, racoon-artworks.de
, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Yen Lily

Hi everyone. Being a Customer Support from iRender, I always hope to share and learn new things with 3D artists, data scientists from all over the world.
Contact

INTEGRATIONS

Autodesk Maya
Autodesk 3DS Max
Blender
Cinema 4D
Houdini
Maxwell
Nvidia Iray
Lumion
KeyShot
UE4
Twinmotion
Redshift
Octane
And many more…

iRENDER TEAM

MONDAY – SUNDAY
9:00 AM – 8:00 PM
Hotline: 0916 806 116
Zalo: 0916 806 116
Skype: iRender Support
Email: [email protected]
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ IRENDER VIỆT NAM
MST: 0108787752
Office: 5/82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Contact
0916806116