Xu hướng thuê GPU server để làm việc tại nhà với giá thuê ngày càng rẻ
Đồ họa hình ảnh chất lượng cao rất cần cho nhiều ngành công nghiệp như truyền thông, phim ảnh, thiết kế đồ họa, hoạt hình, nghiên cứu không gian, kiến trúc, thiết kế nội thất, v.v. Tất cả các ngành công nghiệp này đều phụ thuộc vào quá trình render để có được các hình ảnh chất lượng cho các dự án chuyên nghiệp.
Vài năm gần đây, công nghệ GPU-render đã xâm chiếm ngành công nghệ thông tin (CNTT) như một cơn bão bất ngờ. Mặc dù, GPU (Graphic Processing Unit – Bộ xử lý đồ họa) được thiết kế bằng cách lấy một số cảm hứng và cấu trúc từ CPU (Central Processing Unit – Bộ xử lý trung tâm), nhưng GPU được coi là nhanh hơn đáng kể so với CPU khi render.
Trong bài viết này, hãy cùng iRender tìm hiểu về xu hướng thuê GPU server và chi phí của dịch vụ này.
Tương lai của công nghệ đồ họa
Trước khi có sự xuất hiện của GPU, thì CPU vừa phải xử lý các chương trình vi tính, dữ kiện vừa kiêm luôn công việc xử lý đồ họa, hình ảnh. Lượng công việc quá nhiều nên CPU phải hoạt động theo hướng phân phối đồng đều mức tài nguyên. Công việc đồ họa và công việc văn phòng đều nhận được lượng tài nguyên như nhau, do đó tốc độ render – một công đoạn đòi hỏi hiệu suất máy tính lớn không đảm bảo được kết quả như mong đợi.
Mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi từ khi GPU ra đời, GPU giúp giảm bớt khối lượng công việc cho CPU, CPU chỉ còn nhiệm vụ kéo hệ thống chạy theo hoạt động của GPU và để dành các xung cho các nhiệm vụ khác của hệ thống, giúp máy tính tăng tốc render, giải quyết những áp lực trong việc cung cấp một sản phẩm chất lượng cao.
Những năm gần đây, GPU đã được thiết kế để render trên các renderer (render engine) có sẵn trên thị trường hiện nay như IRay của NVIDIA, VRay RT của Chaos Group, OctaneRender của Otoy;… Các renderer này cung cấp khả năng tăng tốc tiến trình render bằng cách giảm tải các phép tính ray tracing dựa trên sức mạnh của GPU. Ngoài việc render, GPU còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều công đoạn khác của pipeline như mô phỏng fluid (chất lỏng) và particle (hạt). Trong những năm qua, nhiều nghệ sĩ 3D đã bắt đầu tận dụng lợi thế của các GPU cho workflow của họ.
Trong thời điểm kinh tế toàn cầu đang tổn thương và xáo trộn bởi đại dịch, việc trả tiền tối thiểu cho một nhu cầu rõ ràng là cách thức thông minh thay vì xuống tiền đầu tư cho một giải pháp lâu dài nhưng không tối ưu.” Ông Nguyễn Thành Trung – CTHĐQT Irender Vietnam chia sẻ
Dịch vụ thuê GPU đang là một xu hướng
Khi đầu tư GPU, các studio đồ họa, cũng như các họa sĩ tự do luôn phải đau đầu tính toán và trả lời nhiều câu hỏi: Nên mua card màn hình nào? Nên mua card pro hay card game? Bộ nhớ card cần bao nhiêu là đủ? CUDA hay Open CL?… và còn rất nhiều nữa. Tính hiệu quả của việc đầu tư này cũng là một vấn đề, nhiều người sau khi mua GPU về một thời gian lại phải tìm cách thanh lý vì có nhiều thời gian không sử dụng đến.
Điện toán đám mây đã giải quyết những bài toán siêu to khổng lồ đó từ lâu. Với việc cung cấp dịch vụ hạ tầng trực tuyến theo mô hình IaaS (Infrastructure as a Service), dù ngồi tại nhà, bạn vẫn có thể truy cập và sử dụng một server có nhiều card GPU cấu hình mạnh với chi phí hợp lý. Một khách hàng sử dụng dịch vụ hạ tầng trực tuyến có thể lựa chọn cách thức trả tiền theo năm, theo tháng, theo ngày, thậm chí theo từng phút đồng hồ.
Giá thuê GPU đối với dân đồ họa
Việc thuê GPU server trong nước đối với các họa sĩ có ưu điểm là quá trình hỗ trợ dịch vụ không gặp rào cản về ngôn ngữ, từ đó khách hàng có thể tương tác dễ dàng với các đơn vị cung cấp trong quá trình sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, với lợi thế về giá điện trong cấu thành giá, chi phí để thuê GPU server tại Việt Nam thường hấp dẫn hơn nhiều khi thuê GPU server do các đơn vị quốc tế cung cấp. Chúng ta có thể điểm qua một vài đơn vị để so sánh:
Trong một báo cáo mới nhất của Microsoft Azure, bộ phận điện toán đám mây của Microsoft, khách hàng sử dụng dịch vụ đám mây của Microsoft đã tăng đến 775% “ở những khu vực trên thế giới đang sử dụng biện pháp phong tỏa hoặc cách ly xã hội”. Đại dịch dồn thế giới vào chân tường, nhưng cũng âm thầm tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cách thức chúng ta làm việc hàng ngày. Cuộc chạy đua về công nghệ cùng lúc sẽ tạo ra những giải pháp thúc đẩy hiệu suất làm việc của người lao động theo những cách phi truyền thống.
Đối với những họa sĩ làm việc trong lĩnh vực đồ họa, thay đổi thói quen và nắm bắt công nghệ vừa là cách để tối ưu chi phí đầu tư trong thời kỳ kinh tế tổn thương, vừa chính là đòn bẩy để tăng mạnh hiệu suất làm việc trong khủng hoảng.
Nguồn tham khảo:https://www.techz.vn