Blender với Unreal Engine: Chọn công cụ lý tưởng cho dự án của bạn
Blender với Unreal Engine là hai cái tên quen thuộc trong làng đồ họa 3D. Cả hai đều là nhưng phần mềm tuyệt vời và hoàn toàn miễn phí dành cho các nghệ sĩ 3D, nhà làm phim và nhà phát triển trò chơi. Tuy nhiên, do hai công cụ này có nhiều điểm chung nên nếu bạn là người mới làm quen với thế giới nghệ thuật 3D và phát triển trò chơi, bạn có thể sẽ khó quyết định nên chọn phần mềm nào.
Vì vậy, trong blog này, hãy cùng iRender tìm hiểu về Blender với Unreal Engine cùng với một số use case lý tưởng để giúp bạn chọn được phần mềm nào phù hợp nhất với dự án của mình.
Blender với Unreal Engine: Vì sao nên chọn Blender?
Blender ban đầu là một ứng dụng nội bộ cho hãng phim hoạt hình NeoGeo của Hà Lan được Ton Roosendaal phát triển vào năm 1995. Sau đó nó được ra mắt dưới dạng sản phẩm thương mại với sự thành lập của Not a Number (NaN) vào năm 1998. Tuy nhiên, NaN gặp khó khăn về tài chính và Blender được phát hành dưới dạng mã nguồn mở theo Giấy phép Công cộng GNU vào năm 2002. Điều này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của Blender, vì nó mang lại một cộng đồng các nhà phát triển và người dùng mạnh mẽ. Điều thú vị nhất của Blender là nó hoạt động dựa trên công đồng. Cộng đồng người dùng đông đảo đảm bảo duy trì chương trình hoạt động hiệu quả.
Đến nay, Blender là một phần mềm 3D mã nguồn mở linh hoạt và mạnh mẽ, nó trở nên phổ biến nhờ bộ công cụ và tính năng hiệu quả. Từ mô hình 3D đến hoạt hình, kết xuất, mô phỏng và hiệu ứng hình ảnh, Blender cung cấp tính năng toàn diện đáp ứng mọi nhu cầu của các nghệ sĩ 3D và nhà thiết kế. Với giao diện thân thiện với người dùng cùng các bản cập nhật và cải tiến liên tục được thúc đẩy bởi một cộng đồng sôi động, Blender đã trở thành một công cụ phù hợp để tạo hình ảnh 3D tuyệt đẹp trong nhiều ngành công nghiệp, khiến nó trở thành tài sản quý giá cho cả người mới bắt đầu cũng như các chuyên gia.
Vì sao nên chọn Blender?
- Miễn phí: Điều tuyệt với nhất đó chính là bạn có thể sử dụng Blender hoàn toàn miễn phí. Như vậy, bạn có thể cài đặt và sử dụng các công cụ cũng như bộ tính năng của Blender mà không mất một khoản phí nào.
- Tính khả dụng cao: Blender khả dụng với Windows, Linus và MacOS nên bạn có thể dễ dàng cài đặt nó trên máy tính của mình mà không lo phần mềm không tương thích.
- Bản chất mã nguồn mở: Tất cả mọi người đều có thể truy cập Blender miễn phí. Điều này thúc đẩy một môi trường hòa nhập, nơi bạn có thể sáng tạo mà không gặp phải rào cản tài chính. Hơn nữa nếu bạn biết cách sử dụng Python để viết code, bạn có thể tải xuống mã nguồn và tạo ra phiên bản Blender của riêng mình.
- Bộ công cụ toàn diện: Blender cung cấp một loạt các công cụ tạo mô hình 3D, điêu khắc, tạo họa tiết, hoạt hình, kết xuất và tổng hợp, bao gồm toàn bộ quy trình sáng tạo trong một phần mềm duy nhất.
- Hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng: Cộng đồng Blender rất sôi động và hỗ trợ lẫn nhau. Họ cung cấp nhiều tài nguyên, hướng dẫn, tiện ích bổ sung và các dự án hợp tác. Những phản hồi từ cộng đồng cũng giúp các tính năng của Blender được cập nhật thường xuyên, đảm bảo người dùng luôn được sử dụng những cải tiến mới nhất.
Nguồn hình ảnh: blenderguru.com
Blender với Unreal Engine: Vì sao nên chọn Unreal Engine?
Unreal Engine được phát triển bởi Tim Sweeney, người sáng lập Epic Games từ cuối những năm 1990. Công cụ này được tạo ra để cung cấp năng lượng cho trò chơi bắn súng mang tính đột phá “Unreal” và đặt nền móng cho các phiên bản tiếp theo của công cụ này.
Sự ra mắt của Unreal Engine với tư cách là khuôn khổ cho “Unreal Tournament” vào năm 1999 đã cho thấy tiềm năng của nó trong việc mang lại trải nghiệm chơi game sống động với hình ảnh ấn tượng. Nó nhanh chóng được công nhận nhờ khả năng kết xuất mạnh mẽ và bộ công cụ linh hoạt, mở đường cho việc áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp trò chơi. Một số trò chơi điện tử nổi tiếng được phát triển bởi Unreal Engine như Fortnite, Gears of Wa Series của Epic Games, hay Bioshock Infinite của Irrational Games…
Ngày nay, Unreal Engine còn được ứng dụng trong làm phim và truyền hình. Thậm chí, nó còn được dùng để tạo ra thực tế ảo cho các nhà nghiên cứu và thử nghiệm dược phẩm.
Vì sao nên chọn Unreal Engine?
- Ưu thế trong phát triển trò chơi: Unreal Engine nổi tiếng với bộ công cụ mạnh mẽ được thiết kế riêng cho việc phát triển trò chơi. Khả năng của nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc tạo trò chơi khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho các nhà phát triển mong muốn tạo ra các trò chơi hấp dẫn và có hình ảnh đẹp mắt.
- Tương thích đa nền tảng: Khả năng xuất trò chơi sang nhiều nền tảng và thiết bị của Unreal Engine nhưng vẫn duy trì hình ảnh chất lượng cao giúp các nhà phát triển tiếp cận nhiều đối tượng và khám phá các kênh phân phối đa dạng hơn.
- Dễ học: Các chuyên gia có thể dùng Unreal Engine để tạo ra những trò chơi phức tạp. Nhưng vớingôn ngữ scripting Blueprint, những người mới bắt đầu cũng có thể sử dụng công cụ này hiệu quả.
- Tính chân thực cao: Nhờ khả năng kết xuất thời gian thực và đồ họa quang học, Unreal Engine cung cấp cho các nhà phát triển phản hồi trực quan ngay lập tức và quy trình làm việc liền mạch với kết quả sắc nét, chân thực.
Nguồn hình ảnh: awn.com
Blender với Unreal Engine: Một số Use Case lý tưởng
Phát triển Game
Khi nói đến lĩnh vực phát triển game, chắc chắn Unreal Engine là người chiến thắng. Ngay từ ban đầu, Unreal Engine là một công cụ trò chơi được tạo ra để những nhà phát triển trò chơi thỏa sức sáng tạo và chạy thử nghiệm những dự án trò chơi của mình. Trong khi Blender gần như không cung cấp bất kỳ khả năng tạo trò chơi điện tử nào.
Unreal Engine cung cấp nhiều công cụ và tính năng phù hợp với toàn bộ quy trình phát triển trò chơi, bao gồm thiết kế cấp độ, kịch bản, hiệu ứng hình ảnh, v.v. với hiệu ứng đồ họa tuyệt đẹp. Ngoài ra, Unreal Engine còn mang đến sự linh hoạt trong việc viết kịch bản và tùy chỉnh. Các nhà phát triển có thể chọn sử dụng hệ thống kịch bản trực quan có tên Blueprints hoặc đi sâu vào lập trình C++ để điều khiển và tùy chỉnh logic cũng như cơ chế trò chơi.
Tạo mô hình 3D
Khi nhắc đến việc tạo nội dung 3D như nhân vật, xe cộ, cây cối hay bối cảnh cho trò chơi, phim thì Blender lại là người chiến thắng. Ngay từ đầu, Blender được phát triển để tạo mô hình nên nó có nhiều bộ công cụ hỗ trợ tạo mô hình nhanh chóng và hiệu quả mà các phần mềm khác khó có thể so sánh được. Bạn không những có thể dựng mô hình theo nhiều phong cách mà còn có thể chỉnh sửa theo ý muốn như làm cong, uốn, vát , làm mịn…
Thực tế, người dùng vẫn có thể dùng Unreal Engine để tạo mô hình nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, các 3D artists vẫn thường sử dụng Blender hoặc các công cụ khác để tạo mô hình và xuất chúng để dùng trong Unreal Engine nếu cần.
Nguồn hình ảnh: helgemaus.de
Làm phim và hoạt ảnh
Trước đây, Blender được coi là công cụ tốt nhất cho dựng phim và hoạt hình bởi đây chính là mục đích chính nó được tạo ra. Nhưng mọi thứ đã thay đổi từ khi Unreal Engine 5 được phát hành. Phiên bản này giới thiệu Nanite, nó cho phép hiển thị các mức độ chi tiết hơn. Cùng với Real-time Global Illumination (Chiếu sáng toàn cầu thời gian thực), nó giúp cải thiện đáng kể tính chân thực của ánh sáng trong cảnh. Nhờ đó, nhiều nghệ sĩ đang dần chuyển sang Unreal Engine cho những dự án phim ngắn của mình.
Nhưng xét cho cùng thì Blender vẫn nhỉnh hơn một chút trong làm phim và hoạt hình. Nhưng nếu bạn sẵn sàng hi sinh một chút tính chân thực để đổi lấy tốc độ thì Unreal Engine cũng là một sự lựa chọn đáng thử.
Kết xuất
Khi nói về kết xuất thì cả Blender với Unreal Engine đều có thế mạnh riêng. Trên thực tế, hoạt ảnh là một chuỗi các ảnh tĩnh. Nếu bạn kết xuất hoạt ảnh trong Unreal Engine, với khả năng kết xuất thời gian thực, rõ ràng nó sẽ đem đến kết quả nhanh hơn, nhưng đổi lại, chất lượng sẽ giảm đi một chút.
Ngược lại, tốc độ kết xuất từng khung hình trong Blender lại nhanh hơn so với kết xuất hoạt ảnh, đồng thời chất lượng hình ảnh cũng cao hơn. Vì vậy, nếu sự khác biệt về thời gian không quá lớn thì việc lựa chọn kết xuất có chất lượng tốt của Blender sẽ hợp lý hơn.
Nguồn hình ảnh: unrealengine.com
Kết luận
Tóm lại, khi quyết định giữa Blender với Unreal Engine, điều quan trọng là phải xem xét các yêu cầu cụ thể của dự án. Bộ công cụ 3D toàn diện của Blender vượt trội trong việc tạo mô hình, điêu khắc, hoạt hình và kết xuất 3D truyền thống, khiến nó trở thành lựa chọn linh hoạt cho nhiều dự án. Mặt khác, sức mạnh của Unreal Engine nằm ở khả năng kết xuất thời gian thực, trải nghiệm tương tác và sản xuất ảo, khiến nó đặc biệt phù hợp với các dự án yêu cầu kể chuyện bằng hình ảnh sống động và môi trường nhập vai. Hiểu được các khả năng và điểm mạnh riêng biệt của từng công cụ là rất quan trọng trong việc lựa chọn phần mềm phù hợp cho nhu cầu của dự án nhất định.
iRender - Dịch vụ kết xuất tốt nhất cho Blender với Unreal Engine
Nếu bạn đang tìm kiếm một dịch vụ kết xuất đám mây có hỗ trợ tốt cho Blender với Unreal Engine cũng như các công cụ kết xuất và plugin của chúng thì iRender là sự lựa chọn hoàn hảo.
iRender cung cấp các máy chủ có cấu hình cao giúp tăng tốc độ kết xuất CPU và GPU. Dịch vụ của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát các máy chủ bạn thuê. Vì vậy, bạn có thể tự do tạo ra môi trường làm việc của riêng mình. Ngoài ra, chúng tôi cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo từ mặt trời hướng tới sự bền vững về môi trường. Cùng đội ngũ nhân viên hỗ trợ 24/7 , chúng tôi đảm bảo mang đến cho bạn trải nghiệm kết xuất tốt nhất.
iRender cũng cung cấp các gói cấu hình RTX 4090 mạnh nhất trên thị trường, tất cả đều được trang bị bộ phận xử lý AMD RyzenTM ThreadripperTM PRO 3955WX @ 3.9 – 4.2GHz và AMD Ryzen™ Threadripper™ PRO 5975WX @ 3.6 – 4.5GHz, bộ nhớ RAM 256GB và dung lượng ổ cứng NVMe SSD 2T. Với một loạt các máy chủ GPU (1/2/4/6/8x) – RTX 4090, bạn có thể lựa chọn máy chủ phù hợp với nhu cầu của mình để bắt đầu quá trình render.
Hãy cùng xem tốc độ kết xuất của Blender và Unreal Engine trên các server của chúng tôi dưới đây:
ĐĂNG KÝ NGAY để được nhận ưu đãi 100% cho khoản nạp đầu tiên trong vòng 24 giờ kể từ khi đăng kí cùng nhiều ữu đãi hấp dẫn khác chúng tôi.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Live chat 24/7 hoặc Zalo: +(84) 962868890 hay Email: [email protected]
iRender – Happy Rendering!