Bạn đã thử sử dụng GamePlay Tags trong Unreal Engine chưa?
Hệ thống GamePlay Tag là phương pháp UE4 để hiển thị và truy vấn các thẻ phân cấp và đây là một cách tiếp cận rất hữu ích để sắp xếp các concepts và data. Nó chủ yếu được sử dụng trong Unreal’s Gameplay Ability System, nhưng cũng có thể được sử dụng trong các trò chơi cá nhân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu GameplayTags là gì và cách chúng có thể được sử dụng trong trò chơi của bạn ngay cả khi bạn không sử dụng GAS.
Gameplay Tags là gì?
GameplayTags còn gọi là FName được hiển thị trong project settings của game. Đây là GameplayTag có ba cấp độ có dạng “Family.Genus.Species”. Với “Family” là identifier rộng nhất trong hệ thống phân cấp còn “Species” là chi tiết nhất. Sử dụng các thẻ này có một số lợi thế, bao gồm việc dễ dàng lựa chọn trong giao diện người dùng của Editor và khả năng kết hợp nhiều thẻ bằng cách sử dụng GameplayTagContainers (Mảng GameplayTags với nhiều chức năng trợ giúp). Thay vì sử dụng TArray với FGameplayTag, bạn nên luôn sử dụng GameplayTagContainer, bởi nó có các chức năng hỗ trợ để “mactch” nhanh một hoặc nhiều thẻ.
Cách cài đặt Gameplay Tags
Thẻ Gameplay phải được thêm vào từ điển thẻ trung tâm để công cụ có thể nhận biết. Bạn có thể tạo (hoặc xóa) Thẻ theo ba cách:
- Thêm hoặc xóa thủ công trong Project Settings menu.
- Tạo và chỉnh sửa .ini files trong “GameplayTags” folder.
- Xây dựng Data Table Assets.
Cả ba phương pháp đều được thiết lập trong Project Settings, bằng cách mở Gameplay Tags tab trong phần Project.
1. Thêm hoặc xóa thủ công trong Project Settings menu.
Cách dễ nhất để thêm Gameplay Tags là nhập chúng theo cách thủ công trong Project Settings menu. Bằng cách chọn Import Tags From Config option, Config/DefaultGameplayTags.inisẽ được tải lên, cũng như tất cả Gameplay Tags trong bất kỳ tệp .ini nào cũng được lưu ở Config/Tags path. Một tùy chọn Add New Gameplay Tag sẽ xuất hiện và tùy chọn này có thể được sử dụng để thêm Gameplay Tags mới vào bất kỳ Gameplay Tag .ini files hiện có, bao gồm cả tệp mặc định. Các thẻ được thêm theo cách này cũng sẽ có trường tùy chọn để nhập mô tả ngắn gọn, trường này sẽ xuất hiện dưới dạng tooltip trong editor.
2. Tạo và chỉnh sửa .ini files trong GameplayTags folder.
Để thêm thẻ bằng cách sử dụng tệp .ini của riêng bạn, bạn phải mở Import Tags From Config option. Các Gameplay Tag sau đó sẽ được tải từ mỗi tệp .ini có trong project’s Config/Tags/ path của bạn. Nếu các chỉnh sửa này được thực hiện trong khi trình chỉnh sửa đang chạy, việc tắt và bật lại Import Tags From Config option sẽ tải lại tệp. Định dạng bên trong các tệp này trông giống như hình sau:
Phương pháp này thuận tiện cho teammate của bạn thêm các thẻ của riêng họ, vì các tệp .ini trong Config/Tags là các tệp văn bản dễ chỉnh sửa có thể được đặt tên theo bất kỳ tên nào mà bạn thích.
3. Data Table Assets
Cuối cùng, các thẻ có thể được thêm thông qua Data Table Assets với loại hàng GameplayTagTableRow. Cách này rất hữu ích cho việc nhập Gameplay Tags từ một nguồn bên ngoài, ví dụ như Excel. Nhhưng bạn có thể tạo riêng file của mình mà không cần nhập và làm việc với file đó trong in-editor. Sau khi nội dung của bạn được tạo, bạn thêm GameplayTagTableList vào trong Project Settings menu và tất cả các thẻ chứa nó sẽ được thêm vào Gameplay Tag Manager. Bạn cần nhớ rằng hệ thống này hỗ trợ nhiều loại assets được liệt kê, vì vậy bạn có thể tách các tags của project thành các bảng tính khác nhau (nếu điều này giúp ích cho quy trình làm việc hoặc tổ chức của bạn).
Sử dụng Gameplay Tags trong Game của bạn
Để áp dụng các thẻ bạn đã tạo cho các đối tượng trong trò chơi của mình, hãy thêm Gameplay Tags (FGameplayTag loại C ++) hoặc Gameplay Tag Containers (FGameplayTagContainer loại C ++). Bạn cũng có thể thêm Gameplay Tag Queries (FGameplayTagQuery loại C ++) vào các đối tượng hoặc bạn có thể sử dụng các thao tác thẻ trực tiếp trong Blueprints or C++ code.. Khi các thuộc tính này đã được thêm vào, bạn có thể chỉnh sửa chúng từ code hoặc editor, giống như bất kỳ biến nào khác.
Tạo Gameplay Tags với dịch vụ chuyên nghiệp iRender
Hiện tại, Unreal Engine hỗ trợ tốt nhất trên GPU 1 card để render. Vì thế, tại iRender, chúng tôi đã xây dựng các máy chủ với 1 GPU RTX 3090 với mục đích phục vụ và nâng tầm các tính năng của Unreal Engine.
iRender cung cấp các máy chủ hiệu suất cao để render dựa trên GPU thông qua Remote Desktop application.
Chỉ mất một vài bước đơn giản để bắt đầu và bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát các máy chủ từ xa tại iRender. Sử dụng máy chủ từ xa cũng giống như sử dụng bất kỳ máy tính nào khác mà bạn đã sử dụng trước đây. Bên cạnh đó, chúng tôi thực sự tự hào với Đội ngũ hỗ trợ 24/7 bởi họ có thể giải quyết mọi vấn đề bất cứ lúc nào bạn cần mà bạn không cần phải chờ đợi quá lâu.
Đã đến lúc bạn tập trung vào các dự án chất lượng cao và sử dụng thời gian render của bạn trên máy chủ iRender bằng cách TẠO TÀI KHOẢN. Để nhận được voucher dùng thử miễn phí, hãy liên hệ với Joy – Customer Service Representative tại iRender – qua Whatsapp: +84326243106 hoặc Email: [email protected].
iRender – Happy Rendering!
Nguồn: unrealengine.com