“Giải mã” Light Rays trong Volumetric Lighting của Keyshot
KeyShot có một loạt các khả năng chiếu sáng từ drag-and-drop HDRI lighting đơn giản cho đến physical lighting, đi kèm các cài đặt ánh sáng có sẵn để bạn thao tác và Light Manager để giúp bạn dễ dàng kiểm soát ánh sáng của cảnh. KeyShot cũng có khả năng volumetric lighting phong phú cho phép bạn tạo ra light rays (god rays) hoặc lights shining qua một cảnh mờ ảo khác. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cách thực hiện những kỹ thuật này bằng cách sử dụng KeyShot’s Scattering Medium và Spotlights.
Tạo Light Rays trong KeyShot
Cho dù đó là tia sáng xuyên qua cửa sổ, tia sáng chiếu vào một món đồ nội thất bị bỏ quên hay đèn pha của các phương tiện di chuyển nhanh trong bóng đêm, thì volumetric lighting có thể tạo ra những hiệu ứng cực kỳ ấn tượng giúp kể câu chuyện về cảnh của bạn theo cách hấp dẫn hơn.
Để bắt đầu tạo volumetric lighting trong KeyShot, trước tiên bạn xem xét bố cục toàn diện của cảnh – vật thể cần làm nổi bật, tia sáng được phát ra từ đâu, mức độ nổi bật mà bạn muốn cho tia sáng. Để thao tác, chúng tôi sử dụng Spotlight nhằm cung cấp cho bạn hiểu biết cơ bản về quy trình, sau đó sẽ hướng dẫn bạn hai cách bạn có thể sử dụng cho cùng concept này để tạo ra những cảnh phức tạp hơn.
1. “Cô lập” Model
Ví dụ, cây trồng trong nhà được tách biệt và được làm nổi bật bằng cách không thêm các chi tiết nào khác trong background. Đây là một phương pháp tuyệt vời để tạo ra những bức ảnh anh hùng chỉ phát sáng body hoặc để thu hút sự chú ý các chi tiết như kết cấu bề mặt (surface texture) hoặc đặc tính vật liệu (material properties)
Để tạo kiểu bố cục này, trước tiên bạn đặt đối tượng của mình ở trung tâm của cảnh và thêm Ground Plane (Edit, Add Geometry, Add Ground Plane or Ctrl+G) để tạo bề mặt cho đối tượng của bạn.
2. Thêm Spotlight
Tiếp theo, thêm Spotlight (Edit, Add Light, Spotlight or Shift+4) và di chuyển Spotlight này lên trên đối tượng của bạn. Điều chỉnh các thông số Spotlight theo nhu cầu của bạn. (Lưu ý: Nếu sử dụng KeyShot 9 trở về trước, trước tiên bạn sẽ cần thêm một phần hình học vào cảnh của mình và sau đó áp dụng Spotlight material từ Materials tab để tạo physical spotlight.)
3. Thêm Volume
Với light set, hãy đi tới Library window, Models tab và thêm một hình học (hình cầu hoặc hình khối chẳng hạn) bằng cách nhấp đúp chuột. Sau đó, bạn có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ hình học giúp để chế độ xem toàn bộ camera nếu cần.
4. Áp dụng Scattering Medium
Tiếp đến, bạn chuyển sang Materials tab, kéo và thả Scattering Medium Fog material. Hoặc có một cách nhanh chóng khác để áp dụng kỹ thuật này là nhấp đúp vào hình học, sẽ xuất hiện Project window, Material tab và bạn chọn thay đổi material Type to Scattering Medium. Sự khác biệt giữa hai cách này là Library material được xem như một cài đặt trước với Transmission Color được thiết lập với màu xám trung tính, trong khi thay đổi Type to Scattering Medium sẽ thiết lập Transmission Color thành màu hình học.
5. “Bung lụa” thôi nào!
Khi Scattering Medium của bạn được áp dụng và physical light đã sẵn sàng, bây giờ bạn đã có thể hoàn thiện bố cục của mình. Lúc này, tất cả mọi việc cần làm là điều chỉnh Scattering Medium và Spotlight để tạo ra giao diện như bạn mường tượng trong đầu.
Bạn có thể tạo các hiệu ứng cách điệu bằng cách điều chỉnh Spotlight or Scattering Medium’s Color và bạn có thể điều chỉnh cường độ của hiệu ứng giống như fog-like effect bằng cách điều chỉnh cả Scattering Medium Transparency Distance và Density.
Giai đoạn này của quá trình xây dựng cảnh phụ thuộc vào phong cách và sở thích sáng tạo riêng của bạn vì vậy hãy “quẩy hết mình” với những loại cài đặt này cho đến khi bạn tìm được ở giao diện “tâm giao” với nhu cầu của mình.
Mách nhỏ bạn một số tip nâng cao
Pro Tip 1: Bật Multiple Scattering
Trong Material Properties của Scattering Medium, bạn cũng có thể bật Multiple Scattering để có light scattering effect thực hơn, trong khi Advanced options cung cấp khả năng điều khiển màu và ánh sáng nâng cao hơn, bao gồm cách các hạt ánh sáng phản xạ hoặc hấp thụ ánh sáng của cảnh bằng cách sử dụng Albedo và Scattering Directionality.
Pro Tip 2: Làm mờ đèn
Để làm nổi bật light rays và tách biệt tốt hơn các vật thể trong cảnh của bạn, hãy đảm bảo môi trường của bạn được thiết lập thành màu đen tuyền để yếu tố được chiếu sáng duy nhất trong cảnh là vật thể dưới Spotlight. Muốn làm được điều này, bạn đi tới Project window, Environment tab và đặt Brightness xuống tới mức 0.
Advanced Application cho Volumetric Lighting
Trong cách này, khái niệm tương tự về spotlighting through scattering medium cũng được sử dụng để tạo sự chú ý cho đèn pha và đèn hậu của xe máy, đồng thời cung cấp thêm thông tin của context môi trường của cảnh. Nó không chỉ tạo ra một bố cục ấn tượng, mà còn gợi lên cảm giác rằng chúng ta hiện đang xem chiếc xe trong một môi trường tối tăm, mờ mịt, có thể là ở trên đường phố, hoặc đang đậu trong một con hẻm tối tăm nào đó, được chiếu sáng bởi một ngọn đèn gần đó.
Cảnh nội thất này thể hiện lại một hiệu ứng tinh tế hơn. Nó được sử dụng physical light để chiếu ánh sáng qua cửa sổ đang mở và tạo ra hiệu ứng ánh nắng mặt trời, trong khi Scattering Medium giúp tông trầm màu hơn trong bố cục.
Trong cả hai cách trên, volumetric lighting giúp bạn kể câu chuyện theo cách hấp dẫn hơn và tăng thêm cảm xúc cho những cảnh tưởng chừng như rất đỗi đơn giản. Đồng thời cho phép trí tưởng tượng của người xem được hòa quyện vào những hình ảnh mà họ đang thưởng thức.
Mọi thứ đều hoàn hảo, chỉ duy nhất một điều…
Bạn đã thông thạo các kỹ thuật, miệt mài với tác phẩm của mình, trau chuốt từng hình ảnh, chi tiết… thế nhưng một vấn đề nảy sinh ra là bạn không thể kết xuất thành công “đứa con tinh thần” của bạn bởi cấu hình máy của bạn không đáp ứng được yêu cầu.
Nhưng đừng vì thế mà tuyệt vọng, bởi đã có chúng tôi ở đây.
iRender là công ty công nghệ điện toán đám mây (Cloud computing) của Việt Nam cung cấp các dịch vụ kết xuất đồ họa trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Rendering) với nền tảng hệ thống được đầu tư bài bản và mạnh mẽ nhất với 20.000 Cores hỗ trợ song song sức mạnh điện toán của CPUs và GPUs.
Đối với phần mềm Keyshot, chúng tôi có gói GPU server 3 với giá thuê chỉ với $3.8/giờ/máy:
- CPU: Intel Xeon W-2245 @ 3.90GHz
- GPU: 1xRTX 3090, 24GB vRAM
- Kiến trúc GPU: Ampere, GA102
- RAM: 128 GB
- Storage (NVMe SSD) : 512GB
- Hệ điều hành: Windows, Ubuntu
Ngoài ra trong quá trình sử dụng, bạn cũng có thể dễ dàng thay đổi các gói sao cho phù hợp với từng tác phẩm, dự án của bạn.
Với những lợi ích mà iRender mang lại cũng như cấu hình rất thích hợp với mọi phần mềm dựng hình và render 3D, còn chần chừ gì mà không sử dụng dịch vụ tại iRender để có những trải nghiệm tuyệt vời với thời gian dựng hình của mình. Hãy đăng ký TÀI KHOẢN ngay hôm nay để trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi. Hoặc liên hệ với chúng tôi qua Zalo: (+84) 965355901 / email [email protected] để được tư vấn và hỗ trợ.
iRender – Happy Rendering!
Nguồn và ảnh: blog.keyshot.com