4 cách gia tăng tốc độ khi render với Cycles
Render có lẽ là công việc buồn tẻ nhất trong quá trình sáng tạo của mỗi nghệ sĩ 3D. Không chỉ vậy, thời gian render càng chậm thì càng tiêu tốn thời gian, tiền bạc của bạn trong khi có thể hoàn thiện thêm những dự án khác. Đối với người dùng khi render với Cycles cũng không ngoại lệ.
Vậy có phương pháp nào để giảm thời gian render nhàm chán? Trong bài viết này, iRender sẽ bật mí cho bạn 4 phương pháp giúp tăng tốc thời gian render với Cycles. Hãy cùng khám phá ngay sau đây!
1. Chuyển sang render bằng GPU
Phương pháp này có vẻ là một tip rất rõ ràng đối với một số bạn, nhưng vẫn rất nhiều người dùng chưa biết đến render qua GPU nhanh hơn bao nhiêu.
Lấy cảnh này làm ví dụ:
Với CPU, thời gian render là 9 phút 34 giây.
Với GPU, thời gian chỉ còn 48 giây.
Chỉ cần thay đổi một setting, bạn có thể cải thiện tốc độ render của mình nhanh hơn 12 lần. Render với GPU là cách thức đơn giản nhất để bạn tăng tốc render.
Để bật render với GPU, chọn theo các bước File>User Preferences>System, chọn Compute Device, kiểm tra CUDA. Sau đó, trong bảng render panel, bạn sẽ có tùy chọn để thay đổi thiết bị render là GPU (screenshot).
LƯU Ý: Hiện chỉ có thể kết xuất GPU trên các cạc đồ họa Nvidia. Hỗ trợ cho thẻ AMD đã bị tạm dừng do hạn chế về trình điều khiển và phần cứng.
2. Giảm số lần bounces
So sánh cài đặt Bounce trong Cycles. Một trong những lý do lớn nhất khiến Cycles mất khá nhiều thời gian khi render là nó phải tính toán của light bounces. Vậy light bounces là gì? Light bounces là ánh sáng gián tiếp dội vào tường và các vật thể khác. Đó cũng là điều khiến cho cảnh của bạn trở nên tươi sáng và chân thật hơn so với trình kết xuất mặc định. Tuy nhiên, chính việc này cũng ảnh hưởng đến tốc dộ render.
Theo mặc định thì mức light bounces sẽ là 8. Theo ý kiến cá nhân tôi thì mức này khá cao. Tôi thường dùng Cycles rất nhiều và hiếm khi để mức độ đó trên 4, mặc dù vậy cảnh render của tôi vẫn luôn đủ độ chân thực và đẹp mắt.
Để thay đổi mức độ light bounces, hãy chọn render panel và ở trong mục Light Paths, bạn sẽ tìm thấy Bounces (screenshot). Đặt Min thành 0 và Max là một cài đặt thấp. Bạn có thể thử đi thử lại nhiều lần để tìm ra con số lý tưởng mà bạn cho rằng bạn vẫn sẽ nhận được kết quả hình ảnh đẹp mà không mất quá nhiều thời gian cho khâu render.
Để đạt được hiệu quả tối ưu hơn, bạn có thể điều chỉnh lại bounces cho từng đối tượng light paths riêng lẻ như diffuse (khuyếch tán), transmission (truyền đến) và glossy (đổ bóng). Trong ví dụ ở trên thì tôi sẽ cài đặt transmission cao hơn những cái khác vì nó dễ nhận thấy nhất hi giảm mức độ.
3. Thay đổi kích thước ô Tile Size
Một phương pháp khác để giảm tốc độ render, nhưng cũng chưa được biết đến rộng rãi đó là giảm “Tile size”.
Vậy “Tile” là gì? Đó là những ô nhỏ xuất hiện khi mà Blender đang tiến hành rendering.
Các ô Tile là một cách thức tuyệt vời vì nó cho phép bộ xử lý tập trung vào một phần nhỏ hơn của cảnh và giúp tiết kiệm bộ nhớ, nhờ đó mà cũng giảm thiểu các sự cố trong quá trình render.
Blender luôn có khả năng thay đổi số lương Tile. Nhưng gần đây, một số thay đổi về code đã thực hiện nó để bạn có thể thay đổi chính xác kích thước của Tile. Các Tiles không còn được xác định theo số lượng mà theo kích thước pixel. Điều này đã được giới thiệu vì một số kích thước sẽ giúp render nhanh hơn các kích thước khác. Nếu bạn không có Tile sizes, vui lòng tải xuống phiên bản mới nhất của Blender để sử dụng tính năng này.
Tôi đã tiến hành nghiên cứu bằng cách sử dụng cảnh này và đi đến kết quả như sau:
Điều thú vị là kết quả cho thấy thời gian render trên CPU lại là nhanh nhất còn trên GPU là chậm nhất. Điều này là do GPU chỉ render tại 1 ô tại 1 thời điểm, vì vậy dùng GPU render nhiều ô là không có lợi.
4. Giảm samples của bạn
Đây là phương thúc mà hầu hết mọi người đều biết đến nó. Samples là thứ chiếm nhiều thời gian nhất khi bạn render, vì vậy nhất định phải được đề cập trong bài viết này.
Samples là gì? Sample là những noise sẽ xuất hiện trong sence của bạn khi rendering. Trong render panel, bạn sẽ xác định mức độ của samples và khi đó Blender sẽ dừng khi đạt đến mức độ đó. Càng nhiều samples thì cảnh càng rõ ràng. Nhưng vì thế mà cảnh của bạn sẽ kết xuất lâu hơn rất nhiều.
Nhiều samples nhìn chung là tốt nhưng có một điểm là nhiều samples hầu như không làm gì cả. Lấy 2 ví dụ dưới đây:
Bạn có thực sự cần đến 3000 samples đó không? Trừ khi bạn là nhà nghiên cứu về pixel (tôi đoán chắc vẫn sẽ có những công việc như thế đâu đây). Còn không thì bạn sẽ không nhận thấy nhiều sự khác biệt. Bạn hoàn toàn có thể đưa kết quả kết xuất ra photoshop để khử noise.
Bạn chỉ render một ảnh tĩnh thì thêm 12 phút không có gì đnags lo ngại nếu đó là khung hình cuối cùng. Nhưng nếu bạn render một loạt ảnh animation, thì chà, đó là một điều đáng quan ngại. Vì tốc độ render các khung hình sẽ tăng lên dần dần.
Bài học rút ra là: đừng quá chú trọng lấy nhiều samples, dù gì người xem cũng không nhận ra sự khác biệt, Thử nghiệm nhiều lần để có được số samples hợp lý nhất với bạn.
Có một các thức cũng có thể cải thiện tốc độ render của bạn không chỉ với Cycles trong Blender mà với bất kì phần mềm khác. Đó chính là nâng cấp phần hiệu suất máy tính của bạn, biến nó thành một workstation mạnh mẽ. Nếu bạn không có quá nhiều ngân sách để đầu tư, đừng lo lắng, dịch vụ render farm của iRender chính là điều bạn nên cân nhắc tham khảo.
Tại iRender, bạn có thể sử dụng các máy với hiệu suất lớn để tiến hành khâu rendering và nhận lại kết quả dễ dàng. Mọi thao tác đều như bạn đang làm việc với chính máy tính cá nhân. Trải nghiệm để hiểu rõ hơn bằng cách đăng ký một tài khoản tại đây.
Tổng hợp tin tức trên internet